6 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Chủ đề năm 2024 trong lĩnh vực an toàn thông tin được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn là “Năm phòng chống lừa đảo trực tuyến”.

Để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương trong việc nhận thức và triển khai thiết thực, hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, góp phần tăng cường bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành địa phương triển khai đồng bộ 6 nhóm giải pháp, đó là: Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; duy trì và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”; kiểm tra tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng; sử dụng hiệu quả các nền tảng số; phòng, chống lừa đảo trực tuyến; diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng.

Mục tiêu trong năm 2024
- 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ chậm nhất trong tháng 9 năm 2024.
- 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt, chậm nhất trong tháng 12 năm 2024.
- 100% hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức được tổ chức bảo đảm an toàn thông tin thực chất, toàn diện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; nâng cao năng lực của lớp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp và kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.
- 100% bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin.
- 100% bộ, ngành, địa phương triển khai áp dụng hiệu quả các nền tảng được cung cấp để thực hiện quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong phạm vi quản lý, giúp chuyển đổi số và giám sát, đo lường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng.
- 100% người dân trên địa bàn được tuyên truyền thường xuyên, liên tục thông qua các tổ chức mạng lưới, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mạng xã hội,…
- 100% bộ, ngành, địa phương tổ chức diễn tập thực chiến trong năm 2024.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực để tổ chức thực thi và triển khai công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg và Công điện số 33/CĐ-TTg. Sử dụng thường xuyên, hiệu quả Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp cấp miễn phí.

Bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”, đó là: Lực lượng tại chỗ; tổ chức 4 hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia. Duy trì kết nối ổn định, chia sẻ đầy đủ dữ liệu giám sát theo thời gian thực về hệ thống giám sát quốc gia để được hỗ trợ giám sát, phân tích, cảnh báo sớm các nguy cơ về an toàn thông tin mạng và tấn công mạng. Thay đổi tư duy từ phát triển các hệ thống thông tin, phần mềm riêng lẻ sang đầu tư các nền tảng số hoặc thuê mua các dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng đã triển khai đầy đủ giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và mô hình “4 lớp”.

Ưu tiên, tập trung kiểm tra tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân. Ưu tiên kiểm tra, đánh giá đối với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đang được giao quản lý, vận hành nhiều hệ thống thông tin hoặc hệ thống thông tin quan trọng, dùng chung

Nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các nền tảng được cung cấp để thực hiện quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong phạm vi quản lý, bao gồm: Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố; Nền tảng hỗ trợ điều tra số; Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin; Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến; Nền tảng đánh giá mức độ trưởng thành đội ứng cứu sự cố.

z5388441210232_74d339d4eb91f713660c337cbdbb7120.jpg
Tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền nhận thức, kỹ năng cho người dân, nhất là người vùng nông thôn, vùng xa để tránh bị lừa đảo trên không gian mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Liên minh Phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng để hướng dẫn, kết nối, cung cấp thông tin, tài liệu và triển khai các giải pháp kỹ thuật phòng, chống lừa đảo trực tuyến thông qua 4 hướng tiếp cận chính: Thông qua mạng viễn thông; thông qua mạng xã hội; thông qua tuyên truyền, giáo dục; thông qua công nghệ.

Các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Liên minh. Cơ quan, tổ chức liên hệ Cục An toàn thông tin hoặc truy cập Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn), website của Cục An toàn thông tin (ais.gov.vn) để kịp thời nhận được cảnh báo, cung cấp miễn phí nội dung tuyên truyền (video, tài liệu, poster, bài viết,…). Tận dụng tối đa tất cả các kênh tuyên truyền như: sự kiện, mạng xã hội, website, hệ thống thư điện tử, tin nhắn SMS, các ứng dụng thông minh…Tuyên truyền thường xuyên, liên tục tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan và người dân trên địa bàn thông qua các hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh, đài truyền hình), các tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền nhận thức, kỹ năng cho người dân, nhất là người vùng nông thôn, vùng xa để tránh bị lừa đảo trên không gian mạng. Tham gia hưởng ứng mạnh mẽ chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.

z5388441479309_44946b0ac3ecd9c4d746c1105fd2d90c.jpg
Quang cảnh buổi diễn tập thực chiến an toàn, an ninh mạng tổ chức năm 2023.

Mỗi bộ, ngành, địa phương tổ chức tối thiểu 1 cuộc diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng trong năm 2024. Trong đó đảm bảo có tổ chức diễn tập thực chiến cho các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên. Đây cũng sẽ là một trong các tiêu chí được Cục An toàn thông tin sử dụng để đánh giá mức độ trưởng đội ứng cứu sự cố của cơ quan.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw