Bâng khuâng xúc cảm “Giao mùa”

Bạn đọc biết nhiều đến tác giả Dương Soái kể từ khi bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” được cố nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc và một số ca sĩ thành danh đã chọn trong chương trình biểu diễn của mình.

Cũng từ đó anh lần lượt xuất bản 3 tập thơ: Đất lạ - năm 1991; Gửi em ở cuối sông Hồng - năm 1998 và gần đây là tập Giao mùa. 

Bốn mươi ba bài, tập hợp tản mạn những bài thơ viết từ thập niên bẩy mươi của thế kỷ trước đến nay cho ta thấy sự chuyển biến sâu sắc về nội dung và hình thức trong hành trình thơ. Nghĩ về thơ, Dương Soái viết: “Chẳng bao giờ tôi muốn/thơ tôi như chiếc kèn đồng/nếu bất ngờ thơ được người yêu mến/thì đấy là điệu vần của thanh âm” (Nói hộ vần thơ). Khiêm tốn vậy, song vì những bài thơ được viết từ cảm xúc thực, mang hơi thở cuộc sống nên có sự hấp dẫn riêng. Có thể chia những bài thơ trong tập thành 2 thời kỳ: Trước và sau năm 1985.

Trước năm 1985, cảm xúc chủ đạo của thơ Dương Soái là ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương Hoàng Liên Sơn; ca ngợi cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, bảo vệ biên giới phía Bắc và bước đầu gắn với công cuộc đổi mới của đất nước. Đây cũng nằm trong xu thế chung của văn chương thời đại lúc bấy giờ.

Sáng tác của anh hướng về quê hương làng Lỗ: “Hương bưởi ngạt ngào/tiếng sóng xôn xao” và sông Châu: “Ngã ba của lời hẹn ước/Ngày về hiểu hết lòng nhau/Dù sông chia ba hướng nước/Ai lòng riêng một trước sau” (Ngã ba sông Châu). Đặc biệt, mảnh đất Hoàng Liên Sơn nơi anh sống và công tác đã có sự cuốn hút bước chân tuổi trẻ. Ở đây cũng đang hừng hực khí thế công trường: “Đất nước dựng xây/Đồi quê hương vươn mình hăm hở”. Những con người mới với: “Cô gái nông trường đôi tay như mê/Lùa trong lá xanh hái búp về kịp lứa”; người thầy thuốc trong bệnh viện hay bao con người bình dị khác: “Anh đội trưởng  một tay đi coi nước, lội đồng/Đồng chí bí thư sâu sát từng công việc”. Nhất là những chiến sĩ đứng vững trên trận tuyến chống quân xâm lược bảo vệ quê hương:

Đánh thắng bọn giặc này, chiến sĩ ta vụt lớn

Hóa Phù Đổng thiên thần trên đất ải Lê Hoa.

(Sắt thép trên đỉnh pháo đài)

Bước vào thời kỳ đổi mới, thơ Dương Soái có sự chuyển hướng nhạy bén hơn. Suy nghĩ về cuộc sống, về thời đại được gửi gắm vào thơ qua những hiện tượng nho nhỏ như “Tiếng chim trong rừng phố”, “Đặc sản nhà quê, “Gốc khế bạn xưa” đến “Xem chèo”, “Cảm nghĩ phòng tranh hay “Góp ý”…  Anh băn khoăn trước vấn nạn phá rừng, hủy hoại môi trường: “Đồi đỏ lói như rừng chảy máu/Chim trốn biệt tăm, nai hoẵng hết đường về”; trăn trở bởi nghịch lý thời công nghiệp: “Người nhà quê quen dùng đồ công nghiệp/Người công nghiệp phố phường ưa đặc sản nhà quê”. Và đôi lúc ưu tư trước nhân tình biến đổi khi bất chợt xem một cảnh chèo: “Ai giết trăn, chém đại bàng/Có công phải mượn tiếng đàn gửi trao” hay gặp lại “Gốc khế bạn xưa”:

Phố quen, nhà lạ thay chủ khác

Cây khế bạn yêu họ chặt rồi

Nảy xuân, gốc cũ chồi ngơ ngác

Đọt mầm chua thoảng nỗi bạn… ôi!

Càng từng trải, kinh nghiệm sống cũng đem lại cho anh cái nhìn sâu sắc về nghề nghiệp, con người và về Đảng. Đối với con người thì giá trị, tầm vóc không phải như tờ lịch bóc: “Phận ngày hoặc mỏng tang trên tờ giấy xỉn/Hoặc kềnh cang hình hài với vô số những lời răn” mà là phẩm chất trí tuệ và sự cống hiến. Nhà thơ cũng nhận xét khá độc đáo song có lý khi đưa ra cách tính tuổi Đảng bằng cộng thêm tuổi của những người trẻ tuổi đã sớm hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân:

Tuổi Đảng là tuổi Tám mươi Xuân

Cống hiến hy sinh: Tuổi chấp hành, thường vụ

Chi bộ xin cộng thêm tuổi những người mãi trẻ

Cho đảng viên tuổi liền mạch thắm hồng!

 (Góp ý)

Trong tập thơ, cái riêng tư cũng được tác giả chú ý thể hiện đa dạng: niềm vui mẹ già được nhìn thấy ánh sáng sau khi làm phẫu thuật mắt, lời ru con ngọt ngào bà mẹ trẻ, vẻ đẹp mặn mà con gái nơi suối tắm, bâng khuâng lúc giao mùa, tình yêu lứa đôi. Những tình cảm đó luôn hồn nhiên, trong sáng, theo thời gian  ngày càng trầm tĩnh hơn “Và anh nữa chắc là thu chớm nửa/Mà tình em như đang độ chín muồi/Thời gian cứ biếc màu thu tiếc nuối/Tóc anh thì lấm tấm tuyết sương rơi” (Chớm nửa mùa thu).

Gắn với nghiệp thơ, nhà thơ xác định “Xin cho thơ tôi chung thủy trước sau/Như trái tim giữ cho đời nhịp sống/Đừng trách thơ tôi vì sao nhiều khát vọng/Vì sao cháy bỏng tình đời/Bởi cuộc đời thơ chỉ có một mà thôi”. Và cứ thế “điệu vần của thanh âm” đã có sự thăng hoa. Nếu như buổi ban đầu tứ thơ còn dàn trải, nhiều bài sa vào diễn ca thì sau này thơ đã cô đọng, hàm xúc hơn để có những “Ngòi Thia”, “Thành phố nơi tôi sống”… làm tiền đề cho trường ca. Cái mạnh của thơ Dương Soái là ngôn ngữ gần gũi cuộc sống, không cầu kỳ bóng bẩy mà rất gợi, giàu tính triết lý:

Ô hay tuổi ngỡ giờ đi chậm

Đông còn vớt đuổi rắc lây phây

  (Phố  Bàng)

Hay:

Vậy mà người cứ ngầm ngóng mơ mê

Ngày tháng đến, ngày tháng đi, ngày tháng…

Cái đã có chắc gì còn ló rạng

Cái đang cầm đâu hẳn chỉ cầm qua

  (Giao mùa)

Tuân thủ phương châm sáng tạo đã đặt ra, tiếng lòng của tác giả “Gửi em ở cuối sông Hồng” sẽ luôn luôn “là khúc cao trào cuốn người đi giết giặc” khi Tổ quốc bị xâm lăng; “Là tiếng lúa rì rào, là nét riêng xóm mạc/Là êm đềm câu hát những dòng sông” để thơ của anh ngày càng được bạn đọc yêu mến.   

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Chiều 23/4, tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Huyện đoàn và Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, với chủ đề “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”.

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

fb yt zl tw