Bản sắc văn hóa tạo sức hút cho du lịch Lai Châu

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, cùng với sự nỗ lực của người dân, đến nay các bản làng Lai Châu đã trở thành điểm đến thân thiện với đông đảo du khách trong nước, quốc tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đến với các bản du lịch cộng đồng ở Lai Châu như bản Sin Suối Hồ, du khách sẽ thấy các đội văn nghệ tích cực học tập những điệu múa, bài hát, giữ nếp văn hóa và truyền thống của người dân bản địa để biểu diễn và phục vụ khách. "Năm nay nhà tôi là nhà đầu tiên được tu sửa lại. Chúng tôi cũng mong muốn làm du lịch cộng đồng để thu hút khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng, để cho gia đình có một phần thu nhập", một người dân chia sẻ.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu chú trọng bảo tồn, phát huy các nét văn hóa dân tộc độc đáo.

Có thể thấy, sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch, giờ đây, bà con dân tộc thiểu số đã ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Bản San Thàng 1, xã San Thàng, thành phố Lai Châu - bản của đồng bào người Giáy nhiều năm nay đã trở thành điểm đến yêu thích với mỗi du khách khi có dịp đến Lai Châu, bởi nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công gắn với ẩm thực văn hóa. Đặc biệt, đến với chợ phiên và chợ đêm San Thàng, ngoài việc được thưởng thức các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc, du khách sẽ ngỡ ngàng với các món ăn ẩm thực dân tộc phong phú, đa dạng như: thắng cố, mèn mén, bánh giày, bánh bỏng…

Chợ phiên San Thàng - nơi lưu giữ văn hóa ẩm thực phong phú của dân tộc Giáy.

Thành phố Lai Châu có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây là một trong các đô thị có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhất của cả nước. Đó chính là lợi thế để địa phương xây dựng dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo đó, ngoài xây dựng đề án quy hoạch phát triển các bản văn hóa, gắn với du lịch cộng đồng dựa trên tiềm năng vốn có của từng xã, phường, địa phương đã lồng ghép hiệu quả nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch. Qua đó, tạo điều kiện để các đội văn nghệ được giao lưu, biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách.

Ông Lê Xuân Dũng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Lai Châu cho biết: "Chúng tôi tập trung vào bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn như dân tộc Mông, Thái, Giáy và dân tộc Dao. Đối với xã San Thàng cũng được quan tâm bảo tồn chợ phiên truyền thống, xây dựng các đội văn nghệ truyền thống, gắn với các bản du lịch cộng đồng. Bảo tồn và phát huy các lễ hội trên địa bàn thành phố như là lễ hội Gầu Tào, Tú Tỉ. Đặc biệt là chúng tôi đã thực hiện được 2 lớp truyền dạy văn hóa đối với dân tộc Giáy đó là lớp tạo hình trang phục và lớp truyền dạy ẩm thực dân tộc".

Lai Châu chú trọng phát huy giá trị văn hóa để thúc đẩy du lịch phát triển.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Lai Châu, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết 04, đến nay địa phương đã có 5/6 mục tiêu cụ thể được triển khai và bước đầu đạt kết quả tích cực. Các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc được bảo tồn, với 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng. Bên cạnh đó, địa phương đã xây dựng 2 hồ sơ khoa học văn hóa phi vật thể quốc gia, 30/39 bộ sưu tập hiện vật của 10/13 dân tộc cư trú thành cộng đồng... Nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, lan tỏa những bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước...

Ông Trần Quang Kháng - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu cho biết từ Nghị quyết của Tỉnh ủy, địa phương đã phát triển được 16 điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh, hơn 30 lễ hội và ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần thu hút hàng triệu lượt khách đến với địa phương mỗi năm: "Chúng tôi sẽ phối hợp với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam để tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho hướng dẫn viên tại các thôn bản. Đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân, phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của bà con dân tộc; coi bản sắc văn hóa đó là nguồn lực để phát triển du lịch và chính từ du lịch đem lại lợi ích cho nhân dân. Đồng thời, du lịch cũng góp phần vào quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh".

Nhờ các chính sách của tỉnh, đến nay, Lai Châu còn duy trì nhiều lễ hội văn hóa dân tộc đặc sắc.

Theo ông Trần Quang Kháng, để người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, hiện địa phương đang tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cho các hộ dân đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá điểm đến, đa dạng hóa sản phẩm du lịch; tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân, các công ty lữ hành xây dựng các tour, tuyến du lịch liên tỉnh... nhằm tạo sinh kế cho người dân và góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024, ngày 26/4, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 2147/ UBND-VX về việc triển khai nội dung kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Chỉ còn hai ngày nữa kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, dịp này các địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, thu hút du khách. Hiện các điểm du lịch, cơ sở lưu trú cũng đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ thú vị.

Bắc Hà bình yên trong sắc hoa tím biếc

Bắc Hà bình yên trong sắc hoa tím biếc

Bắc Hà bốn mùa đều đẹp. Vẻ đẹp bình dị mà say đắm lòng người. Nhưng có lẽ với nhiều người thì mùa này, cao nguyên đang vào độ đẹp nhất bởi tiết trời mát mẻ, trăm hoa đua sắc, đào, mận trĩu cành. Mùa này, Bắc Hà còn đẹp bình yên bên sắc hoa tím biếc.

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Trước thực trạng một số phương tiện xe điện dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, chạy sai tuyến thí điểm, chèo kéo, tranh giành khách, một số nhà hàng chi phần trăm cho lái xe, bán hàng sai giá niêm yết… gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Sa Pa, UBND thị xã Sa Pa thực hiện niêm yết nội dung “5 không” trên xe điện đang hoạt động và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Những sinh hoạt đời thường, hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí… của đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà được tái hiện một cách chân thực giữa lòng thủ đô sầm uất. Rộn ràng, sống động, hân hoan là cảm xúc mà Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa mang đến cho người dân và du khách tại Hà Nội.

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Trong chuyến công tác tại Long An, phóng viên Báo Lào Cai đã tham quan, nghe thuyết minh và tham quan hình ảnh phục dựng cuộc chiến tranh Nhân dân trên mảnh đất Long An tại Công viên tượng đài "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Không gian trưng bày gồm 8 chuyên đề được thể hiện bằng 3D, âm thanh sinh động nhằm tái hiện một phần hoàn cảnh sống và chiến đấu của cán bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, những năm gần đây, chính quyền thị xã Sa Pa đã xây dựng hình ảnh du lịch văn minh và thân thiện bằng cách tạo dựng thói quen tốt, cách làm hay như: tuyên truyền vận động không bán hàng, đeo bám khách du lịch; thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường, giúp địa phương xây dựng hình ảnh du lịch xanh tới du khách.

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Sáng 19/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp xem xét, đề nghị việc điều chỉnh Nghị quyết số 06/2021/NQ - HĐND ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

fb yt zl tw