Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp

LCĐT - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 45% và giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 60.000 tỷ đồng. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã và đang tích cực cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng từng bước phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị thông qua xuất khẩu.

Tốc độ tăng trưởng cao

Trước năm 2000, mặc dù công nghiệp được coi là “đòn bẩy” phát triển kinh tế Lào Cai, tuy nhiên quy mô chế biến sâu khoáng sản còn ở mức trung bình, tốc độ tăng trưởng thấp. Để phát huy tiềm năng, lợi thế đưa công nghiệp khẳng định là “đòn bẩy” kinh tế, giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh đã đưa 2 khu công nghiệp (Đông Phố Mới và Tằng Loỏng) đi vào hoạt động, trong đó Khu Công nghiệp Tằng Loỏng tập trung các nhà máy chế biến sâu khoáng sản đầu tiên của cả nước. Tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng bố trí các cơ sở sản xuất tập trung về hóa chất, phân bón và luyện kim. Từ khi đi vào hoạt động, trong 10 năm (2001 - 2010), cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến sâu khoáng sản tăng 2,3 lần và giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7 lần. Công nghiệp chế biến sâu khoáng sản trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế và có đóng góp lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 gấp 5,2 lần năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 15,5% và giai đoạn 2006 - 2010 đạt 23,9%.

Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.
Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.

Thực tế cho thấy, từ năm 2001 đến năm 2010, nhờ sự phát triển đột phá của ngành công nghiệp chế biến sâu khoáng sản đã đưa Lào Cai từ một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam dần vươn lên thành tỉnh phát triển của vùng Tây Bắc. Đặc biệt, những năm qua, ngành công nghiệp Lào Cai từng bước khai thác các lợi thế của địa phương và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, bước đầu tạo ra một số sản phẩm có sản lượng lớn với thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu ổn định, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Chuyển dịch cơ cấu đúng hướng

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Để phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, các dự án chế biến sâu khoáng sản được ưu tiên đầu tư, nhiều nhà máy đi vào hoạt động phát huy hiệu quả, như Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai, công suất 20 nghìn tấn/năm; Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đồng Tả Phời; Nhà máy Tuyển đồng số 2 thuộc Dự án nâng công suất mỏ tuyển đồng Sin Quyền; Dự án Nhà máy sản xuất phốt pho đỏ công suất 3.000 tấn/năm. Đầu năm 2022 đã khởi công Nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao tại xã Bản Qua, có tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng. Đây là dự án FDI của doanh nghiệp Hàn Quốc, có 100% công nghệ và thiết bị châu Âu, Mỹ sản xuất ra dây điện và cáp điện cao thế, siêu cao thế để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; công suất thiết kế của nhà máy là 60.000 tấn sản phẩm/năm.

Công nhân Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang Lào Cai vận hành dây chuyền sản xuất phốt pho.
Công nhân Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang Lào Cai vận hành dây chuyền sản xuất phốt pho.
Vận hành dây chuyền tuyển tại Nhà máy tuyển đồng số 2, thuộc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền.
Vận hành dây chuyền tuyển tại Nhà máy tuyển đồng số 2, thuộc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền.

Đặc biệt, các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư hoàn thiện hạ tầng, hệ thống quan trắc tự động, xử lý môi trường, hướng đến phát triển ngành công nghiệp hiện đại, tăng trưởng theo chiều sâu, giá trị tăng thêm tăng nhanh.

Cùng với đó, tiềm năng thủy điện được khai thác hợp lý, có 70 dự án đã hoàn thành phát điện với tổng công suất lắp máy gần 1111 MW. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 41.200 tỷ đồng, năm 2022 ước đạt 47.500 tỷ đồng (chế biến sâu khoáng sản chiếm 71,74%) và Lào Cai khẳng định là trung tâm luyện kim, hóa chất, phân bón của vùng và cả nước.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp có thế mạnh

Theo ông Hoàng Chí Hiền, tuy đã có sự chuyển dịch tích cực, nhưng việc phát triển công nghiệp chế biến sâu vẫn còn khó khăn, thách thức, đó là: Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ; sản xuất chưa gắn với chuỗi giá trị, chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp; chậm đổi mới khoa học - công nghệ; năng suất lao động chưa cao; hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển… Tính liên kết trong vùng, khu vực đối với sản xuất chưa nhiều, nhất là liên kết hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm, qua đó chưa thể hiện được dấu ấn, thành tựu phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản của vùng và khu vực.

Do đó, Lào Cai xác định những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới: Phát triển công nghiệp chế biến sâu theo hướng tập trung, liên kết vùng và tiếp tục giữ vai trò quan trọng cho chuỗi sản xuất công nghiệp; đưa trình độ công nghệ chế biến sâu Lào Cai tiệm cận với trình độ công nghệ thế giới; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, thúc đẩy phát triển lĩnh vực logistics trở thành cầu nối quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN với tỉnh Vân Nam và khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc; xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm thu hút lao động công nghệ cao của vùng; đưa Lào Cai trở thành trụ cột đầu tư, là điểm đến của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế, góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.                               

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

fb yt zl tw