Kinh nghiệm đấu tranh với hoạt động tôn giáo trái phép ở Lào Cai

LCĐT - Người Mông ở Lào Cai đã dần nhận ra bộ mặt thật của những kẻ truyền đạo trái phép. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc kịp thời của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và các thế hệ cán bộ đi trước trong lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, đấu tranh với hoạt động tôn giáo trái phép.

Bài 1: Nhận diện cái gọi là “đạo Vàng Chứ”

Bài 2: Giúp người “mê” tỉnh ngộ

Thực tế cho thấy, ngay từ thời gian đầu, Đảng bộ tỉnh và cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương xác định “đạo Vàng Chứ” thực chất là chiêu bài của một số đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo để lôi kéo đồng bào Mông, tập hợp lực lượng lập ra cái gọi là “Nhà nước Mông” nhằm chia rẽ sự đoàn kết dân tộc và âm mưu bạo loạn, lật đổ chính quyền.

Trước thủ đoạn vô cùng thâm độc của các thế lực thù địch, bằng những giải pháp cụ thể, “gần dân, sát cơ sở”, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã giúp nhiều gia đình người Mông hiểu được bản chất của “đạo Vàng Chứ” và các đạo giáo hoạt động trái pháp luật khác.

Ông Sần Cháng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn (1985 - 1990) -  nguyên Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Lào Cai (1991 - 2002) nhớ lại: Hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi “đạo Vàng Chứ” đang “sôi sục” thực hiện âm mưu lôi kéo người Mông, những kẻ cầm đầu đã xuyên tạc, tuyên truyền sai lệch một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn giữa người Mông với các dân tộc khác… Tình hình khá căng thẳng, phức tạp. Hồi đó, với tư cách là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tôi đã đề xuất với Thường trực Tỉnh ủy tăng cường cán bộ lên các xã vùng cao có đông người Mông sinh sống để nắm chắc tình hình, tuyên truyền, vạch trần những giáo lý mê tín dị đoạn, phản văn hóa… Tại cơ sở, chúng tôi trò chuyện với những người dân theo “đạo Vàng Chứ”, nhưng khi hỏi về hình ảnh thế nào và ân đức của “Vàng Chứ” với người Mông ra sao... thì không ai trả lời được.

Năm 2011, một số người dân ở các xã vùng cao do nhẹ dạ cả tin theo đối tượng truyền đạo trái phép đã bỏ nhà sang huyện Mường Nhé (Điện Biên) để tham gia cái gọi là “Nhà nước Mông”. Ảnh: Tư liệu
Năm 2011, một số người dân ở các xã vùng cao do nhẹ dạ cả tin theo đối tượng truyền đạo trái phép đã bỏ nhà sang huyện Mường Nhé (Điện Biên) để tham gia cái gọi là “Nhà nước Mông”.                                       Ảnh: Tư liệu

Ngay sau đó, chúng tôi đã viết bài vạch trần bộ mặt thật của “đạo Vàng Chứ” rồi dịch ra tiếng Mông chuyển đến từng xã để tuyên truyền xuống tận thôn, bản và tại các chợ phiên. Về sau, nhiều người Mông nhận thức ra đã khẳng định “đạo Vàng Chứ” không phải là đạo hoặc tôn giáo nào cả.

“Điều tôi vui nhất là nhờ kiên trì vận động, đến nay, người Mông trong tỉnh vẫn giữ được phong tục, tập quán tốt của đồng bào” - ông Cháng nói.

Để trực tiếp nghe những người trong cuộc nói về việc mình đã bị lừa theo “đạo Vàng Chứ” và tham gia lập cái gọi là “Nhà nước Mông” (bên huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), chúng tôi đến thôn Phìn Giàng C., xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà) - nơi một thời là “điểm nóng”. Từ đường Thuận Hải (Tỉnh lộ 154), con đường bê tông phẳng lì dẫn đến thôn Phìn Giàng C. Được biết, nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, tuyến đường vào thôn dài hơn 3 km đã được xây dựng xong cách đây 3 năm. Hai bên đường đi là những rừng quế ngút tầm mắt, thấp thoáng những căn nhà vườn mới xây rất đẹp.

Chúng tôi ghé vào nhà trưởng thôn để hỏi thăm đến nhà ông Vàng Seo P., người mà vào năm 2011 đã dẫn nhiều hộ trong thôn đi sang Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tham gia “Nhà nước Mông”. Khi hỏi thăm, chúng tôi bất ngờ vì thấy trưởng thôn tủm tỉm cười: Ông P. là bố tôi đấy, đang ở nhà cho đàn trâu ăn, để tôi dẫn các nhà báo đến tận nhà…!

Đến nhà, khi chúng tôi gợi chuyện nói về “đạo Vàng Chứ” và “Nhà nước Mông”, nhấp ngụm trà, ông Vàng Seo P. phá lên cười: Đúng là cái thời nông nổi, chẳng hiểu gì cả, nhưng cũng tại hồi đó đời sống khó khăn quá, lại không được đọc sách báo, xem ti vi nên khi nó (người lôi kéo ông P. theo “đạo Vàng Chứ” - PV) nói, mình tin ngay. Không chỉ gia đình tôi mà gần 40 hộ trong thôn cũng tin, đi theo, nhất là khi nghe họ nói “Vương chủ” đang ở Mường Nhé thì tất cả các hộ bán trâu, bán ngô, mua xe máy và chuẩn bị tiền kéo nhau sang gặp. . Riêng tôi và mấy người đàn ông khỏe mạnh trong thôn thì nó nói sang đó sẽ được làm chức vụ quan trọng trong chính quyền “Nhà nước Mông”, không phải làm mà chỉ hưởng thụ. Thế là vào một đêm cuối tháng 4/2011, cả thôn bảo nhau lặng lẽ lên xe máy đi Mường Nhé để gặp “vua”.

Sau gần 2 ngày đi đường, đến địa điểm tập kết thì mọi người mới ngã ngửa trước cảnh tượng không như bọn truyền đạo nói. Trên mấy quả đồi ở đó là hàng trăm lán, trại bằng tre, nứa chặt tại chỗ và mái lợp bằng những tấm bạt rách nát. May là các hộ người Mông ở Phìn Giàng C. đi đến đây đều mang theo cả chăn màn, quần áo, đồ dùng tối thiểu nên đêm xuống có cái để đắp. Hôm sau, đi một vòng nhìn cảnh tượng người lớn thì mệt mỏi vì đói, trẻ con thì nheo nhóc, khóc râm ran khắp nơi, ai cũng sợ sệt, lo âu.

Buổi sáng, tôi đến hỏi một người ở căn lều lớn nhất trên đồi thì họ phân công tôi lấy củi về phục vụ nấu ăn. Đang lên đồi lấy củi thì bỗng nhiên thấy máy bay trực thăng của công an và bộ đội bay khắp rừng phát loa yêu cầu người dân giải tán trở về nhà. Sợ quá, tôi vội vàng cùng mọi người đi lấy xe phóng một mạch về Lào Cai.

Anh Vàng Seo P (người ngồi giữa), người Mông, thôn Phìn Giàng C kể lại những ngày khốn khổ bên huyện Mường Nhé (Điện Biên) khi đi theo cái gọi là "Nhà nước Mông”.
Anh Vàng Seo P (người ngồi giữa), người Mông, thôn Phìn Giàng C kể lại những ngày khốn khổ bên huyện Mường Nhé (Điện Biên) khi đi theo cái gọi là "Nhà nước Mông”.

Thật ra, trên đường trở về nhà ai cũng lo lắng không biết nhà mình có bị phá phách hay không, về có bị chính quyền bắt giữ không, có còn được ở lại quê hay không… Nhưng thật bất ngờ, khi đoàn chúng tôi về đến đầu xã thì được lãnh đạo xã đón về đưa đến tận thôn động viên, thăm hỏi, giúp đỡ thực phẩm ổn định cuộc sống.

Khi nghe cán bộ giải thích về bộ mặt thật của “đạo Vàng Chứ” và bản chất của tà đạo này là âm mưu lợi dụng để tuyên truyền hoạt động lập “Nhà nước Mông”, người dân Phìn Giàng C. đã hiểu rõ và rất căm ghét lũ người dụ dỗ bà con theo “đạo Vàng Chứ”. Ngay sau đó, các gia đình đã tự nguyện ký cam kết từ bỏ “đạo Vàng Chứ”, chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, giữ gìn truyền thống, phong tục và bản sắc tốt đẹp của dân tộc Mông.

“Giờ không chỉ ở Cốc Ly mà qua những gì được thấy trên báo, đài, tôi thấy các bản làng người Mông trong tỉnh đã đổi thay, chương trình nông thôn mới giúp đời sống vật chất, tinh thần của bà con ổn định, người Mông đã an tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương mình” - ông Vàng Seo P. nói…

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh, trật tự, ổn định chính trị vùng đồng bào dân tộc Mông, nhất là khi “đạo Vàng Chứ” xâm nhập, cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm làm công tác vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo… Vì vậy, người dân đã sớm nhận ra bộ mặt thật của những đối tượng truyền đạo trái phép. Từ đó, bà con một lòng theo Đảng, tích cực lao động, sản xuất xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp, giàu mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

fb yt zl tw