Kinh nghiệm đấu tranh với hoạt động tôn giáo trái phép ở Lào Cai

LCĐT - Những khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông không nghe theo cái gọi là “đạo Vàng Chứ” đã cơ bản được giải quyết. Kinh nghiệm tuyên truyền, đấu tranh với hoạt động tôn giáo trái phép của các thế hệ cán bộ đi trước là bài học về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Bài 1: Nhận diện cái gọi là “đạo Vàng Chứ”

Lào Cai có số lượng lớn người Mông sinh sống. Về mặt tôn giáo, trước những năm 1980, người Mông Lào Cai một lòng theo Đảng, tích cực tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giành độc lập dân tộc cũng như tham gia tiễu phỉ giữ gìn an ninh, trật tự ở vùng cao, vùng biên giới. Nhưng vào thời kỳ này, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông ở các xã vùng cao, biên giới trong tỉnh còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc tiếp cận với báo chí chính thống và những phương tiện truyền thông của Nhà nước bị hạn chế. Lợi dụng tình hình đó, các đối tượng phản động ở nước ngoài đã cấu kết với một số nhóm bất mãn chế độ trong nước lập ra cái gọi là “đạo Vàng Chứ” để lôi kéo người Mông ở Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng tham gia.

Đầu năm 1985, cái gọi là “đạo Vàng Chứ” manh nha xuất hiện ở các huyện: Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai… Đi cùng với truyền “đạo Vàng Chứ” là vấn nạn bỏ sản xuất, phá rừng, đốt nương di cư tự do đi Tây Nguyên, Thanh Hóa và Điện Biên, gây mất an ninh, trật tự và hoạt động lập nên cái gọi là “Nhà nước Mông” nhằm chống đối, lật đổ chính quyền.

Những đối tượng xấu thường tiếp cận người dân tại các chợ phiên để lôi kéo, tuyên truyền đạo trái phép. (Ảnh minh họa)
Những đối tượng xấu thường tiếp cận người dân tại các chợ phiên để lôi kéo, tuyên truyền đạo trái phép. (Ảnh minh họa)

Khi ấy, nhiều người Mông bị mê hoặc với những giáo lý viển vông (được góp nhặt từ giáo lý của các đạo giáo ở phương Tây) của “đạo Vàng Chứ” nên đã bỏ lao động, sản xuất vào các ngày thứ 5, thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần để tụ tập cầu nguyện. Những kẻ lập ra “đạo Vàng Chứ” nói với họ rằng, nếu ai theo, chịu khó cầu nguyện thì sẽ được no ấm, được lên thiên đàng sống cuộc sống an nhàn. Tình hình trên không chỉ làm cho các hộ người Mông nghèo càng thêm nghèo, mà còn kéo theo các tệ nạn xã hội. Khi ấy, ở địa bàn xuất hiện các đối tượng tuyên truyền “đạo Vàng Chứ” luôn là điểm nóng về mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Kể về cái gọi là “đạo Vàng Chứ”, ông Giàng Seo Phù (tên nhân vật đã được thay đổi) ở thôn Sín Chải Lùng Chín, xã Lùng Cải (Bắc Hà) kể: Khoảng năm 1990, trong một lần đi chợ phiên Lùng Phình (Bắc Hà), có một người đàn ông nói tiếng Mông lơ lớ đến bắt chuyện và tự xưng là người đại diện của “Vương chủ” từ bên Lào cử về gây dựng xứ đạo. Sau đó, người đàn ông kia bảo: “Vàng Chứ” là con của đức chúa trời với người con gái Mông. Vì trái đất sắp đến ngày tận thế, xảy ra trận đại hồng thủy nên chúa trời đưa Vàng Chứ xuống trần gian để cứu giúp người Mông. Khi nào trái đất xảy ra đại hồng thủy sẽ được Vàng Chứ cứu giúp đưa lên trời để thoát nạn, thoát đói nghèo, vất vả. Ai không theo sẽ bị mưa lũ cuốn đi…

Nghe thấy hay nên tôi đã chỉ cho người đàn ông lạ mặt đường lên thôn của mình và đúng hẹn, họ đã đến, mang theo cuốn “kinh thánh” của “đạo Vàng Chứ”, như: “Những lời nói của Vàng Chứ để cứu người”, “Nghe bài hát của chúa Giê-su” và “Những người lắng nghe chúa Giê-su hát thánh ca”. Những sách này in theo tiếng Mông hệ chữ la-tinh mà nhiều người quen gọi là chữ Mông la-tinh. Đương nhiên, hầu hết người Mông trong xã tôi không thể đọc được các cuốn sách này và cũng không thể hiểu ý nghĩa của nó. Người này đến Lùng Cải tự giới thiệu là “Trưởng đạo” khu vực về đây để vận động người Mông ở các thôn Cửa Cải, Sán Trá, Thền Ván, Sín Chải di dịch cư vào tỉnh Thanh Hóa và Tây Nguyên. Những người theo đạo Vàng Chứ phải nghỉ làm nương vào các ngày thứ 5, thứ 7 và Chủ nhật để đến “nhà nguyện”, thực chất là một nhà dân do người tự phong là “Trưởng đạo” mượn địa điểm truyền đạo trái phép. Lúc đó, không hiểu vì sao nhiều người trong thôn lại nghe, tin và đi theo. Tuy nhiên sau đó, nghiệm ra mới thấy những lời “Trưởng đạo” nói chả có cái gì đúng cả.

Theo ông Trần Phùng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cái gọi là “đạo Vàng Chứ” là một giáo phái do Vàng Pao, một tướng phỉ sau khi bị thất trận ở Tây Bắc đã chạy sang Lào, nhưng sau đó bị lực lượng cách mạng Lào truy quét lại chạy sang Mỹ và ở đó. Vàng Pao được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch góp nhặt giáo lý của đạo Tin lành (Mỹ) dựng lên “đạo Vàng Chứ” để quay trở lại mê hoặc, lôi kéo người Mông nhằm tập hợp lực lượng gây rối ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

“Điều nguy hiểm trong những giáo lý của “đạo Vàng Chứ” là tạo sự hoang tưởng như “không cần làm cũng có ăn, ai ốm cứ quỳ ở giữa nhà chắp tay cầu đấng ơn trên là khắc tự khỏi bệnh…” khiến bà con không nghĩ đến việc lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, gây xáo trộn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày và gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội” - ông Phùng nói.

Đặc biệt, vào khoảng tháng 6/1987, đài “Nguồn sáng” phát bằng tiếng Mông trắng từ Manila (Philippines) được tiếp sóng từ Hồng Kông loan tin: Đến ngày 14/7/1987 sẽ có mưa to gió lớn, nước ngập khắp trần gian.

Không những thế, chúng còn tuyên truyền “lời của Chúa”: “Đến năm 2000, trái đất sẽ vỡ tung, mọi người đều chết hết. Nếu ai theo “Vàng Chứ” sẽ được sống sung sướng, không làm vẫn có ăn, nhưng phải làm theo những việc sau đây: Bỏ bàn thờ tổ tiên; chỗ bàn thờ cũ phải dán hình chữ thập và một miếng vải lanh; mọi người đều phải mặc quần áo lanh; các gia đình phải đăng ký để… bay lên trời…”.

Có thế thấy, những kẻ vẽ ra cái gọi là “đạo Vàng Chứ” thực ra là đã “cải biến”, “xuyên tạc” đạo Tin lành, lợi dụng vào đạo này để làm ra thứ đạo của riêng mình. Chúng truyền đạo một cách bất hợp pháp, các chức danh đều tự phong… Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế và đời sống vật chất còn khó khăn của đồng bào Mông để lừa phỉnh, mê hoặc. Những người nhận thức bình thường cũng khó chấp nhận những điều phi thực tế mà các “trưởng đạo”, “trưởng nhóm” và những người theo tà đạo “Vàng Chứ” rao giảng.

Ông Vù Seo Phềnh (cán bộ người Mông quê ở xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai), nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Bắc Hà - người nhiều năm tham gia công tác đấu tranh với các đối tượng cầm đầu theo “đạo Vàng Chứ” cho biết: Để đọc được các tài liệu mà lực lượng chức năng thu về từ các “trưởng nhóm” của “đạo Vàng Chứ”, tôi đã phải mày mò học chữ Mông, từ đó vạch trần những tư tưởng phản động cũng như giáo lý viển vông của chúng để nói cho đồng bào mình hiểu.

Chỉ sau một thời gian ngắn, người Mông vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai hầu hết không nghe theo “đạo Vàng Chứ” nữa! Nhưng, vẫn còn một số người vì tin mù quáng nên di dịch cư vào tận Tây Nguyên, có người ngoan cố “nằm im”, đến năm 2011 thì đi theo nhóm cầm đầu nổi loạn ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.                                                                           

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi tham gia ý kiến tại các kỳ họp của Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai: Sôi nổi tham gia ý kiến tại các kỳ họp của Quốc hội

Nâng cao chất lượng các ý kiến góp ý xây dựng luật, nghị quyết và tích cực, chủ động thảo luận, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng tại diễn đàn của Quốc hội đã góp phần để hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai ngày càng sôi nổi, thiết thực và hiệu quả.

Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng, làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình trong Nhân dân

Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng, làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình trong Nhân dân

Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang tại Hội nghị giao ban quý I/2024 của Thường trực Tỉnh ủy với Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Hội Chữ thập đỏ tỉnh diễn ra chiều 28/3.

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Tại Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Tiếp thu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, cán bộ, đảng viên ở Quảng Bình bày tỏ niềm tin sâu sắc về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng sắp diễn ra…

Ngày 28/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Mệnh lệnh cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 28/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Mệnh lệnh cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351

Ngày 28/3/1954, sau khi kết thúc Hội nghị bàn về kế hoạch tác chiến Đợt 2 (diễn ra từ ngày 25 đến 27/3/1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi Mệnh lệnh số 83 ML/B1 cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351, để giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong đợt tiến công lần thứ hai.

fb yt zl tw