Đồng bào Tây Bắc với Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những đóng góp của đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã tạo nên sức mạnh to lớn, sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo Nhân Dân, ngày 12-6-1954 có đăng bài "Chiến thắng Điện Biên Phủ và đồng bào Tây Bắc":

Lên đến Tây Bắc, gặp đồng bào là được nghe đồng bào tố khổ về trăm cay nghìn đắng đồng bào phải chịu khi giặc còn chiếm đóng: "Thằng Tây còn ở đây thì bản mường xơ xác, người ta gần rừng, xa ruộng mãi thôi". Cộng với tội ác của đế quốc thực dân, chế độ phong kiến thối nát từ nghìn xưa làm đồng bào nghẹt thở. Từ cuối năm 1952, phần lớn Tây Bắc đã dẹp hết giặc và tuy chế độ phong kiến ở đây chưa bị xóa bỏ, chính quyền dân chủ cũng đã đem lại cho đồng bào một ý thức mới về quyền sống và quyền sung sướng của mình.

Cuộc đời đang như một buổi bình minh rạng rỡ thì giặc nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, lăm le cướp lại Tây Bắc. Tất cả đồng bào Thái, Tày, Mông, Xá, Puộc... đoàn kết, vùng lên, nô nức tham gia kháng chiến, phục vụ bộ đội diệt giặc.

Cảnh ngộ gia đình bà Muôn ở xã Quài Cang thuộc huyện Tuần Giáo cũng là cảnh ngộ chung của nhiều gia đình đồng bào Thái trên này khi giặc Tây còn chiếm đóng, gia đình bà cứ hết mùa là phải lên rừng đào củ mài, có khi đói quá, hoa mắt, đào nhầm cả mả người ta; cầm được củ mài về nhà thì hai con đã đói, lả đi rồi không còn ra đón mẹ được nữa. Nghèo quá đến nỗi phải bán cả cái "ninh" (chõ gỗ xôi cơm) là vật cuối cùng đáng giá trong nhà. Bản mường giải phóng rồi, hai vợ chồng cùng nghĩ: "Đời bây giờ khác trước rồi. Phải chăm làm ăn và công tác để con cái mình không bao giờ khổ nữa". Được nhân dân tín nhiệm, bà làm ủy viên xã và ông làm Trưởng bản. Việc gì hai vợ chồng cũng bàn với nhau. Trong suốt thời kỳ phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, hai vợ chồng lại càng khuyến khích nhau công tác, cùng thi đua sản xuất, thi đua giã gạo cho bộ đội. Thuế phải nộp có ba tạ thóc, hai vợ chồng bàn nhau cho Chính phủ vay thêm bảy tạ gạo. Những ngày mưa, cả hai vợ chồng cùng ra đường, động viên dân công, cùng lao động với tất cả bà con trong bản, trong xã. Bận trăm công nghìn việc vẫn trồng thêm được một vườn rau cho bộ đội. Con trai đầu lòng đến tuổi, ông bà đồng ý cho tòng quân ngay. Giữa lúc chiến dịch tiền tuyến cần gạo, bà xung phong một tạ, ông cũng xung phong thêm một tạ.

Đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái góp công, góp sức mở đường ra Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái góp công, góp sức mở đường ra Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Trong chiến dịch này, đồng bào Mông cũng xuống núi đông chưa từng thấy bao giờ. Nhiều thanh niên Mông xung phong vào bộ đội địa phương. Đồng bào Mông ở trên núi cao hẻo lánh, cả ngày vợ chồng, mẹ con quấn quýt lấy nhau. Xa nhà đối với đồng bào là một sự hy sinh lớn. Anh Pải, một tân binh người Mông nói: "Ở trên núi thì người Mông chưa bao giờ có nhiều muối, nhiều vải bằng năm nay. Xuống đường cái thì người Mông có thể nghênh ngang mà đi rồi, không còn sợ ai đánh đập, bắt bớ. Khi còn giặc Tây thì có bao giờ người Mông được thế. Người Mông phải đi bộ đội đánh hết giặc Tây mới được".

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ là vinh quang của Quân đội ta, của nhân dân ta. Đồng bào Tây Bắc đã góp phần xứng đáng làm nên vinh quang ấy. Đại tướng Tổng Tư lệnh đã gửi thư khen ngợi và cảm ơn đồng bào Tây Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã tặng thưởng cán bộ và nhân dân Tây Bắc Huân chương kháng chiến. Những vinh dự ấy càng thúc giục đồng bào tiến tới.

Trong mấy tháng phục vụ chiến dịch, nhân dân Tây Bắc trưởng thành bằng mấy năm bình thường. Lòng yêu nước và trình độ giác ngộ chính trị được đề lên một mức cao. Chiến dịch lịch sử này đối với đồng bào là một trường học sâu sắc. Đồng bào thường nói: "Chính phủ gọi ta đi phục vụ thế này không những là để dìu dắt ta đánh giặc giữ lấy bản mường mà còn để dạy bảo ta học tập biết nói, biết nghĩ, biết họp hành bảo ban nhau nữa".

Trên các công trường phục vụ, mối quan hệ anh em bình đẳng thân ái giữa các dân tộc càng gắn bó. Những gắng sức luôn luôn vượt mức bình thường để bảo đảm chiến thắng làm cho con người của mỗi dân tộc Tây Bắc nảy nở. Nhân dân Tây Bắc mạnh lên trong chiến đấu, càng thêm tin tưởng ở tiền đồ Tây Bắc xán lạn trong tiền đồ xán lạn của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

Một trong những thành tích xây dựng lớn nhất của Tây Bắc sau giải phóng là con đường mới hàng mấy trăm cây số vắt ngang qua Tây Bắc, núi hiểm, đèo cao mà hai ô tô vẫn tránh nhau được. Con đường ấy in vết tay lao động của hàng vạn đồng bào dân công người Kinh, người Tày, người Thái, người Mông,... Chúng ta đã làm xong con đường ấy trong có bảy tháng trời sau khi vừa mới giải phóng một phần lớn Tây Bắc. Chúng ta đã bảo vệ con đường ấy suốt chiến dịch vừa qua, chống mọi trận mưa bom và mưa lũ. Con đường ấy chỉ cho ta thấy rằng đối với nhân dân ta vốn yêu lao động, nay dưới chính quyền dân chủ nhân dân có Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng lãnh đạo, không có việc gì là không làm được. Con đường ấy là tượng trưng cho tình đoàn kết và sự hợp tác bền chặt giữa các dân tộc chung sống trên dải đất này. Con đường ấy đã là con đường chiến thắng. Con đường ấy mãi mãi từ đây là con đường đem lại cho Tây Bắc ấm no và giàu thịnh.

(lược trích)

Sách “Thép Mới viết về Điện Biên Phủ”, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2014

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai: Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2025 trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Sáng 5/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Đại tá Nguyễn Đức Cương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã có buổi đối thoại, nắm tâm tư và giải đáp khó khăn, vướng mắc của 300 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Trung đoàn 254.

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai; sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị; sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào các dân tộc nơi biên giới. Cùng với nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, trong đó nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai: Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Trong những ngày qua, dù thời tiết không thuận lợi, nắng, mưa gió thất thường, nhưng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh vẫn hăng say hợp luyện nội dung “Duyệt đội ngũ”, chuẩn bị cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - quyết thắng”.

Những ngày đầu nhập ngũ

Những ngày đầu nhập ngũ

Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, kết thúc thời gian huấn luyện dự khóa, hiện tại, các chiến sĩ mới nhập ngũ tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã cơ bản làm quen với môi trường, nền nếp, tác phong trong quân đội, sẵn sàng bước vào các nội dung huấn luyện với quyết tâm, tinh thần cao nhất.

fb yt zl tw