Trên đỉnh Trà Sư

Trong dịp tình cờ, chúng tôi được người bạn dẫn đi chinh phục đỉnh núi Trà Sư. Ngọn núi cao chưa đầy 150m nằm bên cạnh thị trấn Nhà Bàng (Tịnh Biên) này có những nét đẹp riêng và tiếp đón khá đông khách hành hương đến cúng viếng.

Việc thăm đỉnh Trà Sư là mong muốn của chúng tôi từ lâu nhưng chuyến đi núi vừa qua thực sự nằm ngoài kế hoạch. Do đó, tôi leo núi với chiếc ba lô lỉnh kỉnh đồ đạc và đôi giày vốn không phù hợp cho những chuyến dã ngoại mướt mồ hôi như thế này.

Theo lời người bạn, đỉnh Trà Sư không quá cao nhưng đường lên đó chủ yếu là thang dốc men theo triền núi dựng đứng. Bởi thế, việc lên tới độ cao gần 150m thực sự là một thử thách “rất đã” với những ai quanh năm chỉ quen sống ở đồng bằng.

Sau đoạn đường ngoằn ngoèo được tráng xi-măng với độ thử thách “vừa phải”, chúng tôi gửi xe ở một quán nước và bắt đầu hành trình leo dốc “bở hơi tai”. Anh bạn đi cùng là dân xứ núi nhưng cũng “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và chốc chốc phải đứng lại thở hồng hộc.

Dù có diện tích cũng như độ cao không lớn nhưng núi Trà Sư vẫn giữ được vẻ hoang sơ với rừng cây um tùm. Đường lên núi là những bậc thang chạy luồn dưới những tán cây cổ thụ lâu năm. Thỉnh thoảng, chúng tôi bắt gặp một ngôi điện thờ được khách hành hương thường xuyên nhang khói.

 Có lẽ, điểm thu hút đông đảo khách hành hương ở núi Trà Sư là ngôi mộ của ông Đạo Xom (sư ông Lê Nhựt Long) và điện Huỳnh Long, một di tích gắn liền với Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo.

Trên đỉnh Trà Sư ảnh 1

Một góc thị trấn Nhà Bàng nhìn từ đỉnh Trà Sư.

Theo lời những hộ dân sống dưới chân núi, điện Huỳnh Long là nơi ông đạo Xom bốc thuốc trị bệnh cứu dân đầu thế kỷ 20. Vốn là một thầy thuốc hay có thể trị được nhiều bệnh nan y đương thời nên người dân kéo đến nhờ ông đạo Xom rất đông, trong đó có Đức Huỳnh Giáo chủ. Hiện nay, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vẫn thường tới lui cúng viếng tại điện Huỳnh Long và xem đây là di tích quan trọng gắn liền với giáo chủ của mình.

Qua khỏi điện Huỳnh Long, chúng tôi hướng thẳng lên đỉnh núi. Càng lên cao mồ hôi đổ càng nhiều. Chiếc ba lô là vật bất ly thân bây giờ chúng tôi chỉ muốn vứt đi. Đôi giày trở nên nặng trịch, vướng víu một cách kỳ lạ. Tuy nhiên, phần thưởng xứng đáng cho chúng tôi là cảm giác thư thái khi lên đến đỉnh núi. Một không gian thoáng đãng mở ra. Phía dưới chân núi là thị trấn Nhà Bàng đang phát triển nằm xen lẫn với những vườn cây xanh mát.

Lên đến đỉnh núi, chúng tôi khá bất ngờ bởi không như các núi khác thờ Ngọc Hoàng hay Thánh Mẫu, người dân lập miếu thờ Chánh Soái Đại Càng ở nơi cao nhất. Thực tế, đây là một vị thánh xếp vào hàng “binh gia” trong tín ngưỡng dân gian.

Ông Lư Ngọc Hùng (thủ từ miếu Chánh Soái) cho hay: “Có lẽ núi Trà Sư là núi duy nhất thờ ông Chánh Soái. Hàng tháng, khách hành hương từ các tỉnh hay lên đây cúng viếng rất đông vào ngày 16 (âm lịch). Họ đi thành từng đoàn hàng chục, thậm chí hàng trăm người. Chủ yếu người ta cầu mong sức khỏe và bình an cho gia đạo”.

Ngoài miếu Chánh Soái Đại Càng, trên đỉnh núi còn thờ trăm quan, trăm họ và Quốc tổ Hùng Vương. Đó là cách để người dân tưởng nhớ đến công lao của những bậc khai quốc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước.

Là người có hơn 15 năm sống trên đỉnh Trà Sư, ông Hùng hiểu rất rõ về ngọn núi này. Ông Hùng cho biết, dù núi Trà Sư không lớn nhưng gắn liền với những huyền thoại về loài cọp của vùng Bảy Núi. Đặc biệt, núi có hang Ông Hổ với những dấu vết rất ly kỳ, trở thành câu chuyện níu chân du khách phương xa.

“Các loài vật hoang dã khác thì tôi không thấy nhưng thỉnh thoảng có tiếng gà rừng gáy te te. Ở đây không khí trong lành, phù hợp với những ai muốn xa lánh sự ồn ào, náo nhiệt. Với những ai yêu thích chụp ảnh, thì việc lên núi làm vài bức ảnh là rất lý tưởng, nhất là những tháng nước tràn đồng thì khung cảnh còn thơ mộng hơn”- ông Hùng chia sẻ.

Sau những câu chuyện liên quan đến núi Trà Sư, chúng tôi xuống thị trấn với những ấn tượng đặc biệt. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ lại trở lại ngọn núi này để ngắm bình minh vừa ló dạng phía chân trời và lắng nghe tiếng gà rừng gáy te te ở một góc rừng nào đó.

Báo An Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

fb yt zl tw