Bảo Thắng phát triển vùng trồng rau hàng hóa

LCĐT - Thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, bên cạnh những cây trồng chủ lực, huyện Bảo Thắng xác định các loại rau, củ, quả là cây trồng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bởi vậy, huyện Bảo Thắng đã xây dựng kế hoạch phát triển vùng trồng rau hàng hóa để nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

Trên cánh đồng dọc sông Hồng của xã Gia Phú, nhiều khu ruộng trồng rau màu xanh tốt đang được người dân tập trung chăm sóc. Bên những luống dưa chuột mới lụi, những khóm bầu đã leo lên mặt giàn mơn mởn. Đất bãi màu mỡ được bồi đắp từ phù sa sông Hồng, nên các loại rau màu ở đây phát triển khá tốt. Với các giống cây như dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, bầu, mướp, người dân nơi dây có thể thâm canh 3 - 4 vụ mỗi năm. Những loại rau ăn lá, rau thơm ngắn ngày hơn thì gieo trồng và thu hoạch quanh năm. Đây cũng là vùng sản xuất rau lớn nhất nhì huyện Bảo Thắng.

Nông dân thôn Soi Cờ, xã Gia Phú chăm sóc rau.
Nông dân thôn Soi Cờ, xã Gia Phú chăm sóc rau.

Bà Nguyễn Thị Uyên, thôn Bến Phà, xã Gia Phú là một trong những hộ mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng rau màu. Trước đây, trồng ngô, mỗi năm 2 vụ, thu nhập không đáng kể; 2 năm trở lại đây, bà Uyên chuyển sang trồng dưa chuột và bí, hiệu quả kinh tế vì thế cũng cao hơn hẳn. Chuyển đổi từ đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng rau màu, gia đình bà Uyên được hưởng chính sách hỗ trợ làm cột, giàn để thuận tiện cho việc chăm sóc với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/1.000 m2.

Xã Gia Phú có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển vùng rau chuyên canh. Trước đây, vùng rau xã Gia Phú có gần 100 ha, tập trung tại các thôn Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến (nay đã sáp nhập vào xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai). Trên cơ sở đó, các thôn dọc sông Hồng có điều kiện tương tự với vùng rau trước đây, xã Gia Phú tiếp tục xây dựng thành vùng sản xuất rau chuyên canh hàng hóa.

Ông Lưu Hoàng Điểu, Chủ tịch UBND xã Gia Phú, cho biết: Thế mạnh của địa phương là có vùng đất phù sa màu mỡ, người dân có kinh nghiệm sản xuất; thị trường tiêu thụ rộng do vị trí giáp ranh với thành phố Lào Cai, gần khu công nghiệp Tằng Loỏng. Xã xác định rau màu là một trong những cây trồng chính để bà con nâng cao thu nhập. Hiện nay, Gia Phú có khoảng 40 ha cây rau màu, trong đó có 3 ha diện tích chuyển đổi từ đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng rau đang được hỗ trợ chuyển đổi sản xuất theo các chính sách của huyện, tỉnh.

Để tăng tính chủ động trong tìm kiếm thị trường, người dân xã Gia Phú đã thành lập Hợp tác xã rau hữu cơ Đồng Lục để liên kết, tiêu thụ rau cho bà con. Hiện nay, các loại rau, củ, quả của Gia Phú được tiêu thụ chủ yếu tại huyện Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ tại Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội.

Xác định rau màu là cây trồng tiềm năng của địa phương, huyện Bảo Thắng đã quy hoạch phát triển vùng rau tại khu vực 3 xã Gia Phú, Thái Niên và Sơn Hải. Đây là những địa phương ven sông Hồng có điều kiện đất phù sa bồi đắp phù hợp cho canh tác các loại rau, củ, quả.

Người dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng rau được hỗ trợ kinh phí làm giàn.
Người dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng rau được hỗ trợ kinh phí làm giàn.

Tương tự, tại Thái Niên, Sơn Hải, diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả đang được người dân tích cực chuyển đổi sang trồng rau hàng hóa theo định hướng của chính quyền địa phương. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân kỹ thuật sản xuất rau an toàn, năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ để từng bước khẳng định uy tín, chất lượng trên thị trường.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã bước đầu xây dựng được vùng sản xuất rau hàng hóa với quy mô trên 50 ha. Người dân cũng tham gia liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ bởi vậy giá cả ổn định, tiêu thụ thuận lợi.

Ông Vũ Kiều Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng, cho biết: Huyện Bảo Thắng đã xác định nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực và tiềm năng. Theo đó, với đặc thù tiếp giáp với thành phố Lào Cai, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển sau thu hoạch, chúng tôi xác định rau màu là cây trồng nhiều tiềm năng, lợi thế. Bên cạnh các vùng rau chuyên canh, người dân chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rau màu sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí (theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư). Nguồn hỗ trợ được trích ra từ kinh phí của huyện, tỉnh, lồng ghép các chương trình, dự án, tuy không lớn nhưng là nguồn động viên kịp thời cho bà con.

Từ nay đến hết 2025, ngành nông nghiệp huyện Bảo Thắng sẽ phát triển, mở rộng vùng sản xuất rau với quy mô 150 ha. Với quyết tâm và có lộ trình cụ thể, huyện Bảo Thắng phấn đấu xây dựng thành công vùng sản xuất rau chuyên canh an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường và có liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw