Si Ma Cai nỗ lực thực hiện tiêu chí môi trường

LCĐT - Trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí 17 (môi trường và an toàn thực phẩm) hoặc tiêu chí 18 (chất lượng môi trường sống) trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao luôn là tiêu chí khó thực hiện. Huyện vùng cao Si  Ma Cai cũng không ngoại lệ khi các tiêu chí về môi trường luôn là “bài toán” nan giải.

Si Ma Cai là 1 trong 4 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh. Sau hơn 10 năm nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện có diện mạo mới với hệ thống giao thông thuận lợi, hạ tầng cơ sở khang trang, kinh tế phát triển. Thế nhưng, tại nhiều xã của huyện, vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường vẫn còn khó khăn, thậm chí cả những xã đã “về đích” thì tiêu chí môi trường vẫn còn nhiều bất cập và khó duy trì.

Tại nhiều xã vùng cao, không khó để thấy tình trạng rác thải, nước thải, chất thải chăn nuôi xả tràn ra đường. Mặc dù tại các xã, các khu dân cư đều có lò đốt rác nhưng không sử dụng thường xuyên. Cùng với đó, Si Ma Cai là địa phương phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc lớn nhưng nhiều hộ vẫn giữ thói quen chăn nuôi truyền thống, không xử lý chất thải.

Si Ma Cai nỗ lực thực hiện tiêu chí môi trường ảnh 1
Người dân Si Ma Cai vệ sinh đường giao thông nông thôn.

Để thực hiện tiêu chí môi trường, các cơ quan chuyên môn huyện Si Ma Cai thường xuyên tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý chất thải, phân loại chất thải rắn tại nguồn. Mục tiêu hướng tới là giảm sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần và túi ni-lông khó phân hủy trong sinh hoạt, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Nội dung tuyên truyền được lồng ghép vào các chương trình, sự kiện như Giờ Trái đất, Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới, Ngày môi trường thế giới, Ngày đại dương thế giới, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường năm 2022...

Công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao phần nào nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, thu hút được sự quan tâm và tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như thu gom, xử lý rác thải; nâng cấp, sửa chữa, làm mới nhà tắm, nhà tiêu, bể nước hợp vệ sinh; vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn; xây dựng mô hình đường hoa, cây cảnh…

Theo chị Ma Thị Chứ (thôn Lao Chải, xã Sán Chải), người dân vùng cao chăn nuôi gia súc thường thả rông và buộc ở ngay cạnh nhà, ít người dựng chuồng nuôi; chất thải vật nuôi thường không được xử lý. Ở Lao Chải không có nhiều gia đình làm nhà tắm, nhà vệ sinh. “Trước đây chỉ làm nương, làm ruộng, lo đủ cái ăn chứ không để ý chỗ mình ở đã sạch, đẹp hay chưa. Nhưng bây giờ thì khác, được tuyên truyền nên nhiều hộ làm chuồng trại, thu gom chất thải vật nuôi để ủ làm phân bón. Nhà nào bây giờ cũng có nhà tắm, nhà vệ sinh, thôn cũng sạch, đẹp hơn”, chị Chứ nói.

Từ đầu năm đến nay, huyện Si Ma Cai đã vận động người dân xây mới, nâng cấp 130 nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng tổng số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 6.929 hộ (chiếm 90% số hộ của huyện), đạt 103% kế hoạch. Ngoài ra, người dân đã đào, xây mới 10 hố rác hộ gia đình; thường xuyên vệ sinh 7,6 km đường giao thông nông thôn; làm mới và nâng cấp, sửa chữa 36 chuồng trại hợp vệ sinh…

Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Si Ma Cai cho biết: Để thực hiện tốt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, những tháng cuối năm, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan rà soát, hướng dẫn thực hiện tiêu chí 17 (môi trường và an toàn thực phẩm) trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới và tiêu chí 17 (môi trường), tiêu chí 18 (chất lượng môi trường sống) trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Cùng với đó, tăng cường và đa dạng hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường; thu gom, phân loại, xử lý chất thải sinh hoạt, giảm ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, từ đó cải thiện vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.                

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

fb yt zl tw