Quy định mới về điều tiết giao thông đường thủy

Từ 1/3, đơn vị quản lý tổ chức điều tiết khống chế giao thông đường thủy khi xuất hiện sự cố, TNGT, vật chướng ngại, điểm cạn trên luồng tàu.

Theo quy định tại Thông tư số 42/2021 của Bộ GTVT (về công tác điều tiết khống chế bảo đảm ATGT, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa; có hiệu lực từ 1/3/2022), các điều kiện, tiêu chí để tổ chức điều tiết khống chế đảm bảo ATGT đường thủy được quy định cụ thể hơn và phạm vi rộng hơn so với trước.

Quy định mới về điều tiết giao thông đường thủy ảnh 1
Điều tiết giao thông thủy phục vụ thi công thanh thải chướng ngại vật trên sông Đuống.

Cụ thể, các trường hợp tổ chức khống chế bảo đảm ATGT: tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT tại khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế; công trình vượt sông, trên luồng hoặc hành lang luồng, cảng bến thủy có ảnh hưởng đến ATGT đường thủy; khi xuất hiện tình huống đột xuất có yếu tố bất lợi cho công trình, giao thông thủy: sự cố, TNGT có nguy cơ gây ùn tắc giao thông; có vật chướng ngại trên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông; trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, họp chợ…

Trường hợp được điều tiết khống chế giao thông bằng trạm thường trực, mỗi trạm tối thiểu phải có tàu công suất 33-90CV, ca nô cao tốc từ 25-90CV. Tại khu vực cửa sông giáp biển, tuyến đường thủy nối với đảo, bố trí tàu có công suất đến 150CV, xuồng cao tốc công suất đến 200CV.

Đội ngũ nhân lực làm công tác chỉ huy, trực tiếp tham gia điều tiết khống chế giao thông phải đảm bảo số lượng và trình độ đào tạo theo quy định tại thông tư.

Cũng theo quy định mới, đơn vị điều tiết phải trang bị camera giám sát tại khu vực và trên phương tiện điều tiết để ghi hình liên tục, rõ nét công việc và phục vụ công tác giám sát. Hình ảnh được lưu trữ tối thiểu 1 tháng hoặc đến khi kết thúc tháng nghiệm thu công việc.

Cục Đường thủy nội địa VN hoặc cơ quan quản lý được ủy quyền chấp thuận và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động điều tiết khống chế giao thông trên đường thủy quốc gia, Sở GTVT các địa phương thực hiện đối với đường thủy địa phương.

Điều tiết khống chế bảo đảm ATGT đường thủy là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy.

Lực lượng điều tiết có nhiệm vụ hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế được công bố. Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết;

Cứu nạn những trường hợp sự cố, tai nạn và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết.

atgt.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đường dây nóng tiếp nhận các thông tin về an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Đường dây nóng tiếp nhận các thông tin về an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Thực hiện Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương:

Quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông liên quan đến học sinh

Quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông liên quan đến học sinh

Thiếu hiểu biết pháp luật, kiến thức và kỹ năng khi tham gia giao thông tiềm ẩn nguy cơ rất cao xảy ra tai nạn giao thông, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Trước thực tế đó, Ban An toàn giao thông tỉnh đang triển khai đồng loạt các giải pháp để ngăn ngừa, đẩy lùi tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Gần 200 học sinh được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn

Gần 200 học sinh được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn

Chiều 19/4, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh), Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (Trường Cao đẳng Lào Cai) tổ chức thí điểm Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn cho học sinh trung học phổ thông.

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Nghiên cứu quy định trừ điểm giấy phép lái xe

Nghiên cứu quy định trừ điểm giấy phép lái xe

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đa số đại biểu nhất trí với dự thảo luật là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; một số đại biểu đề nghị, đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn.

Kiến nghị xử lý mất an toàn trên tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa

Kiến nghị xử lý mất an toàn trên tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa

Vẫn còn nhiều người đi xe máy ngược chiều trên tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa, hay cả đoạn đường dài hơn 13 km xuống dốc liên tục trên tuyến đường mới nhưng không có đường lánh nạn cho phương tiện lưu thông, đó là những nguyên nhân khiến nguy hiểm rình rập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến đường.

Cảnh giác với các cuộc điện thoại thông báo "phạt nguội"

Cảnh giác với các cuộc điện thoại thông báo "phạt nguội"

Thời gian gần đây, cơ quan Công an nhận được phản ánh của người dân về việc mình nhận được các cuộc điện thoại, hoặc tin nhắn xưng là Cảnh sát giao thông thông báo nộp phạt nguội. Tình trạng này lặp lại nhiều lần gây hoang mang và bức xúc trong một bộ phận người dân.

fb yt zl tw