Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành

LCĐT - Gần 20 cây gỗ thông 20 năm tuổi bị cưa đổ, gần 100 khúc gỗ được pha đoạn, đắp đống tại chân đồi đã hé lộ những bất thường trong vụ việc tận thu gỗ rừng cảnh quan tại xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai.

Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hường, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pèng 2, xã Hợp Thành, năm 2001, 30 hộ dân nơi đây đã thống nhất và góp lại cho Chi hội Phụ nữ thôn Pèng (nay là Pèng 1, 2) 4 ha đất để tăng gia sản xuất. Đến năm 2001, được sự vận động của chính quyền địa phương, hội viên phụ nữ đã tham gia dự án trồng cây để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vừa phát triển kinh tế, vừa tạo cảnh quan cho địa phương trên diện tích nói trên. Năm 2002, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Pèng đã đại diện nhận cây thông giống, phân bón, sau đó huy động hội viên phụ nữ tham gia trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ từ đó đến nay. Gần 20 năm qua, các hội viên phụ nữ thôn Pèng 1, 2 vẫn cắt cử người chăm sóc, bảo vệ, trông coi diện tích rừng thông cảnh quan.

Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 1 Cây thông bị cưa đổ còn nguyên ngọn và cành lá.

Thời gian gần đây, hội viên phụ nữ 2 thôn đi kiểm tra và phát hiện có 32 cây thông gãy, đổ do ảnh hưởng của thiên tai, nên Chi hội Phụ nữ thôn Pèng 1, Pèng 2 đã tổ chức họp, thống nhất sẽ tận thu số cây đổ với mục đích gây quỹ và mua quà trung thu cho thiếu nhi 2 thôn. Sáng 31/8/2021, bà Hường cùng 5 hội viên phụ nữ lên rừng thông chặt cây về bán. 9 giờ cùng ngày, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cùng các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường yêu cầu dừng việc tận thu và tịch thu toàn bộ gỗ về UBND xã. Sau đó, Chủ tịch UBND xã Hợp thành đã yêu cầu Chủ tịch Hội Phụ nữ xã tiến hành kiểm điểm, khiển trách đối với bà Hường và Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Pèng 1 vì khai thác tận thu lâm sản mà không báo cáo, xin ý kiến UBND xã. “Chúng tôi cũng đã nhận thức được việc làm của mình là sai do không báo cáo với chính quyền địa phương trước khi tổ chức tận thu gỗ rừng cảnh quan” - bà Nguyễn Thị Hường cho biết.

Vụ việc xảy ra chưa lâu thì đến ngày 1/10/2021, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Pèng 2 phát hiện một nhóm người mang theo cưa máy đến khai thác gỗ thông tại khu vực rừng cảnh quan. Thấy sự việc bất thường, bà Hường và 4 hội viên đã đến bắt quả tang, ngăn chặn nhóm người cắt gỗ. Bà Hường cho biết: Khi tôi cùng các hội viên lên tới nơi, có 8 người dùng 2 chiếc cưa máy để cắt cây. Sau khi chúng tôi truy hỏi, nhóm thanh niên đã vác cưa rời khỏi hiện trường. Sau đó, tôi đã báo cáo Chủ tịch UBND xã và nhận được phản hồi là nhóm người này được sự đồng ý của UBND xã và kiểm lâm địa bàn lên tận thu gỗ, yêu cầu tôi và hội viên rời khỏi hiện trường. Tuy nhiên, tôi và chị em nhất quyết không đồng ý, bởi đây là khu rừng hội viên đã trồng, chăm sóc và bảo vệ suốt 20 năm qua. Điều bất thường đó là nhóm người này không cắt những cây gỗ gãy đổ, mà cắt nhiều cây đứng, cắt đến đâu sạch đến đó, nên chúng tôi nhận thấy phải giữ lại số gỗ đó để yêu cầu các cấp, ngành làm rõ những bất thường.

Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 2Cây thông được cắt thành từng đoạn. 

Ngày 2/10, phóng viên Báo Lào Cai đã trực tiếp có mặt tại rừng thông cảnh quan thôn Pèng 2, xã Hợp Thành và nhận thấy gần 20 cây thông bị đốn hạ không thương tiếc. Những khúc gỗ được pha đoạn, tập kết ở chân đồi thành đống lớn chưa được vận chuyển ra khỏi hiện trường, nhiều cây mới chặt, cành lá còn tươi, các đối tượng chưa kịp pha đoạn vẫn nằm ngổn ngang một góc. Việc những cây thông đứng bị chặt hạ như bà Hường nghi ngờ là có cơ sở, bởi tại hiện trường không khó để nhận ra nhiều gốc cây bị đốn liên tiếp thành khoảng, những gốc cây mới được chặt không có dấu hiện khô, mục, hay bị đổ trước đó. Bất thường hơn, khu rừng cảnh quan bị các đối tượng chặt hạ chỉ cách Trạm Kiểm lâm cụm xã Tả Phời - Hợp Thành vài trăm mét, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Trao đổi thêm với phóng viên, bà Hường cũng cho biết: Sau khi nhóm 8 người cắt gỗ rút đi, cán bộ kiểm lâm địa bàn cũng có mặt và cho biết việc cắt gỗ có sự đồng ý của UBND xã. Việc chỉ đạo cho người lên cắt gỗ tại rừng cảnh quan này cũng được chính Chủ tịch UBND xã Hợp Thành khẳng định trong buổi làm việc với đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, các đoàn thể xã và bà Nguyễn Thị Hường. Tại buổi làm việc này, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành đã nói: “…Không phải là khai thác trộm, mà anh Thăng đã báo cáo lãnh đạo xã, đồng chí Bốn (Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố) và có chữ ký của chủ tịch, có giấy tờ, nên cho người lên thu gom những cây đã chặt trước đó giúp địa phương…”. Bà Hường cũng cho rằng: “Ngày 31/8/2021, hội viên phụ nữ chỉ chặt những cây thông đã đổ, không cắt cây thông nào còn đứng, khi mới cắt được 10 cây thì bị ngăn chặn và thu toàn bộ số gỗ đã gom xuống dưới đường”.

Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 3

Gốc cây thông bị cưa vẫn còn tươi. 

Quan sát trực tiếp tại hiện trường cho thấy, việc chặt gỗ của 8 đối tượng ngày 1/10/2021 không giống việc tận thu những cây gỗ gãy đổ, nên chúng tôi nghi ngờ có việc lợi dụng tận thu gỗ để chặt phá rừng cảnh quan nơi đây!? Chính bà Hường cũng khẳng định: Vị trí chúng tôi khai thác tận thu các cây bị gãy đỗ trước đó hoàn toàn không ở vị trí mà 8 đối tượng đến khai thác ngày 1/10/2021.

Sau khi kiên quyết giữ lại số gỗ 8 đối tượng chặt ngày 1/10, bà Hường đã báo cáo Bí thư Chi bộ thôn và huy động hội viên chở toàn bộ số gỗ về Nhà văn hóa thôn Pèng 2 để trông coi, bảo vệ và chờ các cơ quan vào cuộc, làm rõ. Bà Hường cũng đã đại diện cho hội viên phụ nữ 2 thôn làm đơn đề nghị gửi UBND thành phố Lào Cai vào cuộc làm rõ những bất thường xung quanh việc tận thu gỗ, xác định nguồn gốc đất, tìm hướng giải quyết minh bạch, rõ ràng để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho hội viên chi hội phụ nữ 2 thôn.

Sau khi bà Hường làm đơn để nghị gửi UBND thành phố Lào Cai, UBND xã Hợp Thành đã liên tục mời bà Hường đến làm việc, gọi điện thúc giục bà Hường rút đơn. Thậm chí, UBND xã còn soạn thảo sẵn nội dung đơn và cử người mang đơn đến vận động bà Hường ký, rồi “thay mặt” bà Hường đi rút đơn đã gửi trước đó. Chính những “động thái” này càng khẳng định việc tận thu gỗ rừng cảnh quan tại xã Hợp Thành có những dấu hiệu bất thường.

 Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 4

Xót xa khi những cây thông 20 năm tuổi bị cưa đổ.

Bà Hường khẳng định: Chúng tôi sẽ không rút đơn, vì đơn soạn thảo sẵn có nội dung cho rằng tôi thiếu hiểu biết; mặt khác nội dung đơn cũng không đúng với tinh thần của hội viên phụ nữ thôn. Chúng tôi kiên quyết theo đuổi vụ việc đến cùng để đòi quyền lợi chính đáng cho hội viên của 2 chi hội.

Trao đổi với phóng viên Báo Lào Cai, ông Trần Xuân Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai cho biết: Rừng cảnh quan thuộc thôn Pèng 2 là rừng trồng do Nhà nước đầu tư 100% giống và phân bón, nên đây là tài sản của Nhà nước, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai là đại diện chủ rừng. Mọi hoạt động khai thác, tận thu, gây biến động rừng đều phải báo cáo, có phương án trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt. Hồ sơ rừng thể hiện, năm 2006, bà Nông Thị Nguyệt, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pèng đã đại diện cho hội viên nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ (giai đoạn 2006 - 2017). Từ năm 2018, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố tiếp tục giao khoán cho bà Nguyệt chăm sóc, bảo vệ.

“Thời gian gần đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố phối hợp với kiểm lâm địa bàn và UBND xã Hợp Thành xử lý 2 vụ việc liên quan đến khai thác rừng cảnh quan thôn Pèng 2, trong đó lần 1 là do hội viên phụ nữ tự khai thác và lần 2 là địa phương tận thu tang vật lần 1 đã trao đổi với chủ rừng” – ông Lại cho biết thêm.

Qua việc trao đổi với ông Lại, chúng tôi nhận thấy sự bất nhất trong công tác quản lý, vai trò của chủ rừng đối với rừng cảnh quan ở thôn Pèng 2, bởi trước đó, ông Lại cũng khẳng định mọi hoạt động khai thác, tận thu, gây biến động rừng tại đây phải có phương án báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Tuy nhiên, kể cả việc UBND xã chỉ đạo tận thu tang vật lần đầu đều không được báo cáo, trình Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét.

Từ những sự bất thường trong công tác xử lý tận thu gỗ của hội viên phụ nữ và những “động thái lạ” của UBND xã Hợp Thành khi có đơn đề nghị của hội viên phụ nữ, sự bất nhất của chủ rừng trong phối hợp xử lý có thể thấy, việc tận thu gỗ rừng cảnh quan thôn Pèng 2, xã Hợp Thành có nhiều dấu hiệu bất thường. Có hay không việc lợi dụng tận thu gỗ để chặt phá rừng cảnh quan? Đằng sau câu chuyện tận thu gỗ còn ẩn chứa điều gì? Đây là những câu hỏi cần các cấp, ngành vào cuộc để xác minh, làm rõ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

fb yt zl tw