Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành

LCĐT - Gần 20 cây gỗ thông 20 năm tuổi bị cưa đổ, gần 100 khúc gỗ được pha đoạn, đắp đống tại chân đồi đã hé lộ những bất thường trong vụ việc tận thu gỗ rừng cảnh quan tại xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai.

Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hường, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pèng 2, xã Hợp Thành, năm 2001, 30 hộ dân nơi đây đã thống nhất và góp lại cho Chi hội Phụ nữ thôn Pèng (nay là Pèng 1, 2) 4 ha đất để tăng gia sản xuất. Đến năm 2001, được sự vận động của chính quyền địa phương, hội viên phụ nữ đã tham gia dự án trồng cây để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vừa phát triển kinh tế, vừa tạo cảnh quan cho địa phương trên diện tích nói trên. Năm 2002, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Pèng đã đại diện nhận cây thông giống, phân bón, sau đó huy động hội viên phụ nữ tham gia trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ từ đó đến nay. Gần 20 năm qua, các hội viên phụ nữ thôn Pèng 1, 2 vẫn cắt cử người chăm sóc, bảo vệ, trông coi diện tích rừng thông cảnh quan.

Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 1 Cây thông bị cưa đổ còn nguyên ngọn và cành lá.

Thời gian gần đây, hội viên phụ nữ 2 thôn đi kiểm tra và phát hiện có 32 cây thông gãy, đổ do ảnh hưởng của thiên tai, nên Chi hội Phụ nữ thôn Pèng 1, Pèng 2 đã tổ chức họp, thống nhất sẽ tận thu số cây đổ với mục đích gây quỹ và mua quà trung thu cho thiếu nhi 2 thôn. Sáng 31/8/2021, bà Hường cùng 5 hội viên phụ nữ lên rừng thông chặt cây về bán. 9 giờ cùng ngày, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cùng các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường yêu cầu dừng việc tận thu và tịch thu toàn bộ gỗ về UBND xã. Sau đó, Chủ tịch UBND xã Hợp thành đã yêu cầu Chủ tịch Hội Phụ nữ xã tiến hành kiểm điểm, khiển trách đối với bà Hường và Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Pèng 1 vì khai thác tận thu lâm sản mà không báo cáo, xin ý kiến UBND xã. “Chúng tôi cũng đã nhận thức được việc làm của mình là sai do không báo cáo với chính quyền địa phương trước khi tổ chức tận thu gỗ rừng cảnh quan” - bà Nguyễn Thị Hường cho biết.

Vụ việc xảy ra chưa lâu thì đến ngày 1/10/2021, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Pèng 2 phát hiện một nhóm người mang theo cưa máy đến khai thác gỗ thông tại khu vực rừng cảnh quan. Thấy sự việc bất thường, bà Hường và 4 hội viên đã đến bắt quả tang, ngăn chặn nhóm người cắt gỗ. Bà Hường cho biết: Khi tôi cùng các hội viên lên tới nơi, có 8 người dùng 2 chiếc cưa máy để cắt cây. Sau khi chúng tôi truy hỏi, nhóm thanh niên đã vác cưa rời khỏi hiện trường. Sau đó, tôi đã báo cáo Chủ tịch UBND xã và nhận được phản hồi là nhóm người này được sự đồng ý của UBND xã và kiểm lâm địa bàn lên tận thu gỗ, yêu cầu tôi và hội viên rời khỏi hiện trường. Tuy nhiên, tôi và chị em nhất quyết không đồng ý, bởi đây là khu rừng hội viên đã trồng, chăm sóc và bảo vệ suốt 20 năm qua. Điều bất thường đó là nhóm người này không cắt những cây gỗ gãy đổ, mà cắt nhiều cây đứng, cắt đến đâu sạch đến đó, nên chúng tôi nhận thấy phải giữ lại số gỗ đó để yêu cầu các cấp, ngành làm rõ những bất thường.

Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 2Cây thông được cắt thành từng đoạn. 

Ngày 2/10, phóng viên Báo Lào Cai đã trực tiếp có mặt tại rừng thông cảnh quan thôn Pèng 2, xã Hợp Thành và nhận thấy gần 20 cây thông bị đốn hạ không thương tiếc. Những khúc gỗ được pha đoạn, tập kết ở chân đồi thành đống lớn chưa được vận chuyển ra khỏi hiện trường, nhiều cây mới chặt, cành lá còn tươi, các đối tượng chưa kịp pha đoạn vẫn nằm ngổn ngang một góc. Việc những cây thông đứng bị chặt hạ như bà Hường nghi ngờ là có cơ sở, bởi tại hiện trường không khó để nhận ra nhiều gốc cây bị đốn liên tiếp thành khoảng, những gốc cây mới được chặt không có dấu hiện khô, mục, hay bị đổ trước đó. Bất thường hơn, khu rừng cảnh quan bị các đối tượng chặt hạ chỉ cách Trạm Kiểm lâm cụm xã Tả Phời - Hợp Thành vài trăm mét, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Trao đổi thêm với phóng viên, bà Hường cũng cho biết: Sau khi nhóm 8 người cắt gỗ rút đi, cán bộ kiểm lâm địa bàn cũng có mặt và cho biết việc cắt gỗ có sự đồng ý của UBND xã. Việc chỉ đạo cho người lên cắt gỗ tại rừng cảnh quan này cũng được chính Chủ tịch UBND xã Hợp Thành khẳng định trong buổi làm việc với đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, các đoàn thể xã và bà Nguyễn Thị Hường. Tại buổi làm việc này, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành đã nói: “…Không phải là khai thác trộm, mà anh Thăng đã báo cáo lãnh đạo xã, đồng chí Bốn (Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố) và có chữ ký của chủ tịch, có giấy tờ, nên cho người lên thu gom những cây đã chặt trước đó giúp địa phương…”. Bà Hường cũng cho rằng: “Ngày 31/8/2021, hội viên phụ nữ chỉ chặt những cây thông đã đổ, không cắt cây thông nào còn đứng, khi mới cắt được 10 cây thì bị ngăn chặn và thu toàn bộ số gỗ đã gom xuống dưới đường”.

Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 3

Gốc cây thông bị cưa vẫn còn tươi. 

Quan sát trực tiếp tại hiện trường cho thấy, việc chặt gỗ của 8 đối tượng ngày 1/10/2021 không giống việc tận thu những cây gỗ gãy đổ, nên chúng tôi nghi ngờ có việc lợi dụng tận thu gỗ để chặt phá rừng cảnh quan nơi đây!? Chính bà Hường cũng khẳng định: Vị trí chúng tôi khai thác tận thu các cây bị gãy đỗ trước đó hoàn toàn không ở vị trí mà 8 đối tượng đến khai thác ngày 1/10/2021.

Sau khi kiên quyết giữ lại số gỗ 8 đối tượng chặt ngày 1/10, bà Hường đã báo cáo Bí thư Chi bộ thôn và huy động hội viên chở toàn bộ số gỗ về Nhà văn hóa thôn Pèng 2 để trông coi, bảo vệ và chờ các cơ quan vào cuộc, làm rõ. Bà Hường cũng đã đại diện cho hội viên phụ nữ 2 thôn làm đơn đề nghị gửi UBND thành phố Lào Cai vào cuộc làm rõ những bất thường xung quanh việc tận thu gỗ, xác định nguồn gốc đất, tìm hướng giải quyết minh bạch, rõ ràng để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho hội viên chi hội phụ nữ 2 thôn.

Sau khi bà Hường làm đơn để nghị gửi UBND thành phố Lào Cai, UBND xã Hợp Thành đã liên tục mời bà Hường đến làm việc, gọi điện thúc giục bà Hường rút đơn. Thậm chí, UBND xã còn soạn thảo sẵn nội dung đơn và cử người mang đơn đến vận động bà Hường ký, rồi “thay mặt” bà Hường đi rút đơn đã gửi trước đó. Chính những “động thái” này càng khẳng định việc tận thu gỗ rừng cảnh quan tại xã Hợp Thành có những dấu hiệu bất thường.

 Bất thường việc tận thu gỗ rừng cảnh quan ở xã Hợp Thành ảnh 4

Xót xa khi những cây thông 20 năm tuổi bị cưa đổ.

Bà Hường khẳng định: Chúng tôi sẽ không rút đơn, vì đơn soạn thảo sẵn có nội dung cho rằng tôi thiếu hiểu biết; mặt khác nội dung đơn cũng không đúng với tinh thần của hội viên phụ nữ thôn. Chúng tôi kiên quyết theo đuổi vụ việc đến cùng để đòi quyền lợi chính đáng cho hội viên của 2 chi hội.

Trao đổi với phóng viên Báo Lào Cai, ông Trần Xuân Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai cho biết: Rừng cảnh quan thuộc thôn Pèng 2 là rừng trồng do Nhà nước đầu tư 100% giống và phân bón, nên đây là tài sản của Nhà nước, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai là đại diện chủ rừng. Mọi hoạt động khai thác, tận thu, gây biến động rừng đều phải báo cáo, có phương án trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt. Hồ sơ rừng thể hiện, năm 2006, bà Nông Thị Nguyệt, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pèng đã đại diện cho hội viên nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ (giai đoạn 2006 - 2017). Từ năm 2018, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố tiếp tục giao khoán cho bà Nguyệt chăm sóc, bảo vệ.

“Thời gian gần đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố phối hợp với kiểm lâm địa bàn và UBND xã Hợp Thành xử lý 2 vụ việc liên quan đến khai thác rừng cảnh quan thôn Pèng 2, trong đó lần 1 là do hội viên phụ nữ tự khai thác và lần 2 là địa phương tận thu tang vật lần 1 đã trao đổi với chủ rừng” – ông Lại cho biết thêm.

Qua việc trao đổi với ông Lại, chúng tôi nhận thấy sự bất nhất trong công tác quản lý, vai trò của chủ rừng đối với rừng cảnh quan ở thôn Pèng 2, bởi trước đó, ông Lại cũng khẳng định mọi hoạt động khai thác, tận thu, gây biến động rừng tại đây phải có phương án báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Tuy nhiên, kể cả việc UBND xã chỉ đạo tận thu tang vật lần đầu đều không được báo cáo, trình Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét.

Từ những sự bất thường trong công tác xử lý tận thu gỗ của hội viên phụ nữ và những “động thái lạ” của UBND xã Hợp Thành khi có đơn đề nghị của hội viên phụ nữ, sự bất nhất của chủ rừng trong phối hợp xử lý có thể thấy, việc tận thu gỗ rừng cảnh quan thôn Pèng 2, xã Hợp Thành có nhiều dấu hiệu bất thường. Có hay không việc lợi dụng tận thu gỗ để chặt phá rừng cảnh quan? Đằng sau câu chuyện tận thu gỗ còn ẩn chứa điều gì? Đây là những câu hỏi cần các cấp, ngành vào cuộc để xác minh, làm rõ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

fb yt zl tw