Lưu giữ hương vị bánh quê

LCĐT - Hơn 30 năm gắn bó với nghề làm bánh gai truyền thống, bà Vũ Thị Sang, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh gai Công Sang ở thôn Liên Hà 5, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên đã làm được điều mình ấp ủ, đó là giữ gìn và đưa hương vị bánh quê hương đến với người tiêu dùng.

Lưu giữ hương vị bánh quê ảnh 1
Bà Vũ Thị Sang chuẩn bị bột làm bánh.

Trong chuyến công tác tại xã Bảo Hà vào trung tuần tháng 6, tôi có dịp ghé thăm cơ sở sản xuất bánh gai truyền thống của gia đình bà Sang. Ở một góc xưởng sản xuất, bà Sang và 9 công nhân đang tất bật gói bánh để chuẩn bị cho đơn hàng buổi chiều. Vừa thoăn thoắt chia từng phần nguyên liệu, bà Sang không ngần ngại chia sẻ “bí kíp” làm ra những chiếc bánh ngon. Để có nguyên liệu đảm bảo sản xuất hằng ngày, ngoài thu mua trong dân, gia đình bà còn dành toàn bộ diện tích đất sản xuất để trồng cây gai lấy lá. Điều giúp bà Sang duy trì được thương hiệu bánh gai Công Sang nhiều năm qua là nhờ coi trọng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để bánh gai thơm ngon, dẻo và có màu sắc đẹp thì khâu tiên quyết là làm bột lá gai. Bột lá gai phải làm bằng lá khô, vì nếu lá tươi hoặc chưa khô hẳn sẽ khiến bánh bị nồng, không thơm. Lá gai sau khi phơi khô sẽ được rửa sạch rồi ninh thật nhừ và nghiền mịn thành bột. Còn muốn vỏ bánh dẻo, thơm thì bột bánh phải làm bằng gạo nếp nương. Cầu kỳ nhất vẫn là nhân bánh, ngoài những nguyên liệu truyền thống là đỗ xanh và dừa, bà Sang còn thêm hạt sen, mứt dừa để vừa làm phong phú sản phẩm, vừa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. “Tôi không giấu bí quyết làm bánh của gia đình mà luôn muốn chia sẻ cho những chị em có nhu cầu khởi nghiệp kinh doanh từ nghề làm bánh truyền thống, để cùng thực hiện mong ước phát triển thương hiệu đặc sản của địa phương tới khách hàng trong và ngoài tỉnh” - bà Sang cho biết.

Hơn 30 năm trước, khi giao thương giữa Lào Cai với các tỉnh miền xuôi phụ thuộc chủ yếu vào tuyến đường sắt, bà Sang đã chọn nghề làm bánh gai bán. Ngày ấy, với quy mô thủ công, mỗi ngày gia đình bà sản xuất và bán ra thị trường khoảng 200 chiếc bánh, chủ yếu bán cho hành khách đi tàu và người dân khu vực xã Bảo Hà. Nhìn những chiếc bánh theo tay thực khách đến các tỉnh miền xuôi, bà mong mỏi những chiếc bánh do mình làm ra sẽ có thương hiệu và được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Ấp ủ dự định mở rộng quy mô sản xuất đã lâu, đến năm 2018, khi được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã tuyên truyền về Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bà Sang mạnh dạn tham gia. Được Hội LHPN huyện giới thiệu và giúp đăng ký tham gia Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp, bà Sang đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để viết ý tưởng khởi sự kinh doanh. Những nỗ lực của bà đã được đền đáp khi hồ sơ ý tưởng của bà lọt vào vòng chung kết cấp tỉnh và được đề nghị xây dựng đề án phát triển cơ sở sản xuất, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, hỗ trợ máy...

Để giúp bà Sang khởi sự kinh doanh thành công, các cấp hội phụ nữ đã tạo điều kiện cho bà tham dự các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh. Ngoài sự hỗ trợ của tổ chức hội phụ nữ, bà Sang còn vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô nhà xưởng, mua thêm máy phục vụ sản xuất. Đến nay, sản phẩm bánh gai Công Sang Bảo Hà đã được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, bình quân mỗi ngày, cơ sở bán ra thị trường hơn 800 chiếc bánh. Đặc biệt, dịp Lễ hội đền Bảo Hà hoặc tết Nguyên đán, cơ sở của bà Sang cung cấp ra thị trường hơn 1.000 chiếc/ngày, thu nhập bình quân của gia đình từ 300 đến 400 triệu đồng/năm. Sản xuất ổn định, quy mô ngày càng mở rộng, cơ sở sản xuất bánh gai của gia đình bà Sang đã tạo việc làm tăng thêm cho 9 phụ nữ tại địa phương, với mức thu nhập ổn định từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng.

Khát khao giữ nghề truyền thống, bà Sang không ngừng nghiên cứu đưa ra thêm nhiều vị bánh làm từ nguyên liệu tự nhiên. Nhận thấy nguyên liệu từ quả gấc rất dồi dào, giá thành lại không cao, trong khi gấc rất tốt cho sức khỏe, bà đã cho ra đời sản phẩm bánh gai hương vị gấc. Ngoài sản phẩm bánh gai truyền thống, cơ sở sản xuất của bà Sang còn có thêm bánh rợm mặn, bánh rợm gấc, bánh gai vị ngải cứu...

Không chỉ giỏi trong khởi sự kinh doanh, bà Sang còn tích cực tham gia hoạt động hội phụ nữ ở địa phương. Với vai trò là Chi hội phó Chi hội Phụ nữ thôn Liên Hà 5, bà luôn đi đầu tham gia các phong trào, cuộc vận động do hội và địa phương phát động, thường xuyên giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Với những thành tích đã đạt được, bà Sang được các cấp, các ngành tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen về thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, đợt phát động thi đua đặc biệt “Phụ nữ Lào Cai khởi nghiệp sáng tạo” giai đoạn 2018 - 2020 và thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 - 2020.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

fb yt zl tw