Nữ triệu phú ở Na Mạ

LCĐT - Không khó để tìm được ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương những nông dân điển hình về sự cần cù, năng động trong phát triển kinh tế như các ông Thào Dìn, Thào Vư, Thào Thắng... Nhưng vùng đất này còn có một nữ triệu phú thành công với mô hình kinh tế trang trại, đó là chị Nguyễn Thị Hà ở thôn Na Mạ.

Đưa chúng tôi đi tham quan trang trại, chị Hà trải lòng: Chỉ cần chăm chỉ, có ý chí vươn lên thì sẽ thay đổi được cuộc sống. Đồng đất quê hương màu mỡ, không cần phải đi làm xa, mình quý đất, đất sẽ trả vàng.

Khu trang trại hơn 3 ha theo mô hình vườn - ao - chuồng được chị Hà thiết kế, phân khu hợp lý. Chị đã tận dụng tối đa diện tích đất để nuôi trâu (68 con) và vài chục con dê, ngựa; ngoài ra còn trồng hơn 1.000 gốc mít, đến nay đã cao gần bằng đầu người.

Nữ triệu phú ở Na Mạ ảnh 1
Chị Hà (phải ảnh) bán phân bón trả chậm cho người dân.

Chị Hà khởi nghiệp từ đồng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội khi quyết định nuôi vài con nghé, con ngựa làm giống và trồng cỏ để lấy thức ăn cho gia súc. Những năm mới đầu tư, kinh tế khó khăn nhưng chị không nản lòng, chị đến nhiều nơi học hỏi cách làm trang trại theo hình thức lấy ngắn, nuôi dài. Thành quả đến nay, hằng năm trang trại mang về cho gia đình chị nguồn thu từ 600 đến 800 triệu đồng.

Không chỉ phát triển kinh tế hộ, chị Hà còn tạo việc làm cho nhiều người dân quanh vùng, đặc biệt ưu tiên những hộ gia đình khó khăn. Thông cảm với hoàn cảnh của gia đình ông Giàng Seo Sì ở thôn Na Lang, xã Lùng Vai, chị tạo việc làm cho vợ chồng ông và trả công gần 10 triệu đồng/tháng. Ông Sì bảo: Gia đình tôi chỉ trông vào nương ngô, ruộng lúa, thu nhập không bằng làm việc cho gia đình cô Hà đâu. Tôi cảm ơn gia đình cô Hà nhiều lắm!

Nhạy bén trong kinh doanh, chị Hà đầu tư 2 cửa hàng vật liệu xây dựng và vật tư nông nghiệp, giúp đỡ bà con mua phân bón trả chậm. Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, nông sản của người dân trong vùng tiêu thụ khó khăn, sự giúp đỡ của chị Hà càng trở nên quý hơn. Chị Hà cho biết: Năm 2018, tôi đầu tư cho người dân trong vùng hơn 2.000 tấn phân bón, nhưng do dịch Covid-19, bà con không bán được dứa nên không trả được nợ, tổng số tiền lên đến hơn 2 tỷ đồng. Tôi vẫn giãn nợ và tiếp tục đầu tư để tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.

Nhiều chị em trong vùng đã đến học hỏi mô hình kinh tế của gia đình chị Hà và được chị chia sẻ, giúp đỡ. Làm theo mô hình của chị Hà, giờ đây Bản Lầu đã có nhiều mô hình trang trại hiệu quả.

Những nỗ lực và lòng tốt của chị Hà khiến người dân trong vùng ái mộ. Nhiều dự định vẫn còn ở phía trước, người phụ nữ nhỏ bé tiếp tục cần cù, chịu thương, chịu khó với mong muốn thành công nối thành công.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

fb yt zl tw