Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ngày 18/11/2023, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, chiều 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Công an phối hợp với các đơn vị liên quan chứng kiến lễ chuyển giao ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' cho Việt Nam.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.

Đây là kết quả sau hơn 1 năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về việc dừng đấu giá công khai ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” tại Paris, Pháp tháng 11/2022; thỏa thuận chuyển giao cho nước ta theo đề nghị của Đoàn công tác liên ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công an và sự hỗ trợ đặc biệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bắc Ninh là đại diện thực hiện thủ tục tài chính liên quan theo pháp luật của Pháp; đồng thời sẽ lưu giữ, trưng bày, phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để bảo vệ, phát huy giá trị của di sản theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.

Vào tháng 11/2022, mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để kịp thời có cơ sở đàm phán, dừng đấu giá và yêu cầu chuyển giao ấn vàng cho Việt Nam, nhưng chỉ có ông Nguyễn Thế Hồng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng tham gia với mục đích mua để bổ sung sưu tập cá nhân, dự kiến trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bắc Ninh.

Ngày 12/11/2022, Cục Di sản Văn hóa đã tiến hành ký kết thỏa thuận về việc đàm phán mua ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ Pháp đưa về Việt Nam và chuyển nhượng ấn vàng cho nhà nước với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Bên A và cá nhân ông Nguyễn Thế Hồng cam kết và bảo đảm ấn vàng sẽ chỉ chuyển giao cho Nhà nước thông qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở phù hợp với quy định của Điều 43 của Luật Di sản Văn hóa sau một thời gian phù hợp khi bên A không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày, phát huy giá trị tại Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, Bắc Ninh, Việt Nam.

Chi phí chuyển giao gồm chi phí thuê luật sư đàm phán; chi phí mua ấn vàng từ nhà đấu giá Millon, Pháp (bao gồm các loại thuế, phí liên quan); chi phí đưa ấn vàng về nước (chi phí hải quan, vận chuyển quốc tế).

Quyết tâm sưu tầm, hồi hương ấn vàng về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, đưa ra nước ngoài trái phép, mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc; sự đúng đắn, tiên quyết của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao lòng tự tôn dân tộc, xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Đây cũng là việc làm nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa - một nội dung mà UNESCO rất chú trọng trong bảo tồn di sản văn hóa; thể hiện vai trò khi thực hiện các cam kết quốc tế tại các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thành công trong việc hồi hương ấn vàng có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các lãnh đạo, cơ quan chức năng; phối hợp nhịp nhàng của đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan và tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán; sự hợp tác của các cơ quan chức năng sở tại, đối tác, bạn bè, cộng đồng tại Pháp.

Thời gian tới, Cục Di sản Văn hóa sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng danh mục cổ vật của Việt Nam bị đưa ra khỏi đất nước bất hợp pháp; tham vấn Ban Thư ký Công ước 1970 của UNESCO về danh mục để làm cơ sở tìm kiếm giải pháp đưa cổ vật từ nước ngoài về nước.

Theo Cục Di sản văn hóa: Cùng với giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,… ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là di sản văn hóa quan trọng, biểu trưng của quyền lực chính trị một giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam; ghi dấu mốc cho sự chuyển giao từ chế độ quân chủ sang nền dân chủ nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh./.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw