630 ứng viên được công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023

Ngày 6/11, Hội đồng Giáo sư nhà nước đã công bố danh sách ứng viên được công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây là kết quả xét tại Phiên họp lần thứ XII của Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018 - 2023, diễn ra ngày 4 - 5/11. Cụ thể, có 630 ứng viên đủ tiêu chuẩn công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 từ 648 ứng viên được 28 Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành đề xuất.

Trong đó, có 58 ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh Giáo sư, 572 ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh Phó Giáo sư. Như vậy, tại vòng bỏ phiếu của Hội đồng Giáo sư nhà nước, có 2 ứng viên Giáo sư và 19 ứng viên Phó Giáo sư không đạt tiêu chuẩn.

Như vậy, so với số lượng ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành đưa lên, tỉ lệ ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư năm nay đạt 97%. So với Hội đồng Giáo sư cơ sở, tỉ lệ đạt gần 85%. Ngành kinh tế có đông ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư nhất với 92 người; ngành Y học có 63 người...

Ba ngành, liên ngành không có ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, gồm: Ngôn ngữ học, Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học và Văn học. Năm 2023, có 11 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư là nữ (năm 2022 chỉ có 4 người).

Ba ứng viên Giáo sư trẻ nhất được công nhận năm nay sinh năm 1984 gồm: Trần Xuân Bách, ngành Y học, Trường Đại học Y Hà Nội và hai Giáo sư cùng ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là: Nguyễn Đại Hải, ngành Hóa học, công tác tại Viện Công nghệ Hóa học; Đoàn Thái Sơn ngành Toán học, công tác tại Viện Toán học. Hai Phó Giáo sư trẻ nhất sinh năm 1990, gồm: Lê Thanh Hà (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và Nguyễn Thị Hồng Nhâm (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày, nếu không có đơn thư, phản ánh, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao điện thoại cho học sinh từ sớm, quản lý thế nào?

Giao điện thoại cho học sinh từ sớm, quản lý thế nào?

Với lí do thuận tiện liên lạc đưa đón và phục vụ việc học, nhiều phụ huynh sớm trang bị điện thoại thông minh cho con. Có em chập chững vào lớp 1 bậc tiểu học đã sở hữu điện thoại đời mới. Ấy nhưng, giao thiết bị và quản lý con sử dụng thế nào không phải phụ huynh nào cũng nghĩ đến và làm được.

Gần 500 học sinh tham gia Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và Bạo lực học đường”

Gần 500 học sinh tham gia Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và Bạo lực học đường”

Sáng 27/11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng tổ chức Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và bạo lực học đường”.

Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023

Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023

Ngày 25/11, tại Trường THCS xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, Trường THCS xã Bản Cầm phối hợp với Dự án Trí tuệ Việt Nam tổ chức Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023 với chủ đề: “Gieo mầm đọc sách - thổi hồn nhân cách”.

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Mặc dù là 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, nhưng giáo dục ở Hoàng Thu Phố (Bắc Hà) lại có nhiều khởi sắc. Đó không chỉ là cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, tỷ lệ chuyên cần được duy trì ổn định, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, nhận thức của người dân về sự học của con em mình.

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Ngày 20/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Trên hành trình “gieo chữ”, có những thầy giáo, cô giáo nên duyên vợ chồng. Bằng tình yêu nghề và tình yêu đôi lứa, họ đã cùng nhau vun đắp ước mơ cho bao thế hệ học trò.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

"Cõng" chữ lên non

"Cõng" chữ lên non

“Bản làng yêu ơi em rời phố thị/Vượt núi băng rừng cõng cái chữ lên non/Dẫu nắng mưa hay mùa đông giá lạnh/Cùng các em thơ vượt núi đến trường...”. Đó là lời bài hát “Em là cô giáo vùng cao” đã theo chân những người đang miệt mài “gánh cái chữ băng rừng lội suối” nơi vùng cao.

fb yt zl tw