40 học viên được truyền dạy nghề làm trống truyền thống dân tộc Dao đỏ

Trong 5 ngày (19 - 23/6), Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa tổ chức truyền dạy kỹ năng, phương pháp, quy trình làm trống nêm của dân tộc Dao đỏ cho 40 học viên là học sinh, người dân xã Tả Phìn.

Đây là hoạt động thuộc Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

A541DEEF-53A9-4F9C-868E-EF053167B70F.jpeg
Các học viên ở các độ tuổi khác nhau tham gia lớp truyền dạy.

Trong 5 ngày, các học viên được chia thành 10 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một quy trình làm trống dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, như: chuẩn bị da, vót nêm, sơ chế dây mây, làm dùi trống...

Trong quá trình học nghề, các học viên còn được tìm hiểu về ý nghĩa văn hoá của trống nêm truyền thống của người Dao đỏ.

Các sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được trưng bày, giới thiệu và bán cho khách du lịch tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

AC342E10-BA99-4D0D-973D-47E4B5B707E6.jpeg
Quy trình sơ chế dây mây.
856D1DE7-8C99-4B99-AF98-3C03E80C1FBB.jpeg
Quy trình chuẩn bị da làm mặt trống.

Bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa cho biết: Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần bảo tồn, gìn giữ giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa của thị xã. Đồng thời, nâng cao công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thị xã.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Xác định trồng dâu nuôi tằm là nghề tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, huyện Bảo Yên đang quyết tâm vực lại nghề theo hướng đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư cho công nghiệp chế biến để phát triển bền vững.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Thời gian gần đây ai có dịp tới Vĩnh Long không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa cổ kính, phủ màu thời gian của “vương quốc” gạch gốm đỏ soi mình bên dòng kênh Thầy Cai, sông Cổ Chiên. Những năm 1980, cả vùng có gần 3.000 lò gạch trải dài gần 30 km trên địa bàn các huyện Long Hồ và Mang Thít hoạt động quanh năm.

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Cuộc sống đổi thay, nghề rèn đúc ở Bắc Hà cũng dần mai một, nhưng với nhiều người thì khát vọng, quyết tâm giữ lửa nghề vẫn thôi thúc từng ngày.

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Tại Lào Cai, đồng bào Giáy sống rải rác ở nhiều nơi nhưng nơi tập trung đông nhất ở huyện biên giới Bát Xát. Người Giáy hiện vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng như trang phục cùng nghề may truyền thống tự bao đời.

fbytzltw