18 đại biểu trẻ Việt Nam tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024

Tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, đoàn Việt Nam có 18 đại biểu thanh niên. Đây là những bạn trẻ sử dụng thành thạo tiếng Pháp, có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các chủ đề được thảo luận trong diễn đàn; có ý tưởng đề án dự án về lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, nghệ thuật hoặc kinh tế.

Từ ngày 11 - 13/9, tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 với chủ đề: "Việc làm, sáng tạo và đổi mới - trọng tâm của Pháp ngữ ở châu Á - Thái Bình Dương".

Đại biểu tham dự khai mạc Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương 2024.
Đại biểu tham dự khai mạc Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương 2024.

Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam phối hợp Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) tổ chức.

Tham dự diễn đàn, Việt Nam có 18 đại biểu thanh niên. Cùng các đại biểu trẻ ưu tú từ nhiều quốc gia thành viên, quan sát viên của OIF khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Campuchia, Hàn Quốc, Lào, New Caledonia (Pháp), Polynesia (Pháp), Thái Lan, Vanuatu, Wallis và Futuna (Pháp). Diễn đàn còn có sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên quốc tế và Việt Nam.

Đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia Diễn đàn được xét chọn qua nhiều vòng từ đầu tháng 6.
Đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia Diễn đàn được xét chọn qua nhiều vòng từ đầu tháng 6.

Được biết, việc tuyển chọn đại biểu Việt Nam đã được T.Ư Đoàn, UBQG về Thanh niên Việt Nam tiến hành qua nhiều vòng từ đầu tháng 6/2024.

Đại biểu tham gia diễn đàn là các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi, sử dụng thành thạo tiếng Pháp; có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các chủ đề được thảo luận trong diễn đàn; có ý tưởng đề án dự án về lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, nghệ thuật hoặc kinh tế.

- Bạch Hải Ngọc - Cựu Du học sinh Pháp, Thạc sỹ QHQT trường ĐH Paris 1; Chuyên gia tư vấn tại Viện Tony Blair

- Nguyễn Hồng Phúc - Chuyên viên tiếng Pháp, Bộ Ngoại giao

- Đào Phương Anh - Thạc sỹ về Biên phiên dịch Pháp (HANU)

- Mai Trung Anh - Bác sĩ Viện tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

- Nguyễn Khánh Linh - Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Nguyễn Thuỳ Linh - Phòng Tiếng Pháp - Ban Đối ngoại (VOV5)- Đài Tiếng nói Việt Nam

- Đào Đắc Hoàng - Kỹ sư Trung tâm đào tạo và tư vấn du học, việc làm, Đại học công nghệ giao thông vận tải

- Hồ Như Hải - CEO PVA Tech

- Phạm Thuỳ Dương - Cựu du học sinh Việt Nam tại Pháp, làm việc tại Avada Group

- Nguyễn Văn Hiển - Sinh viên Khoa Pháp - Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội

- Vũ Thị Trà My - Sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn Hóa Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

- Đinh Thị Diệu Hương - Sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Nguyễn Khánh Linh - Sinh viên Đại học Hà Nội

- Mai Lê Thảo Phương - Sinh viên Đại học Thương mại

- Vũ Nguyễn Phú Bình - Sinh viên Đại học Ngoại thương

- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Sinh viên Đại học Huế

- Phan Nguyễn Khánh Linh - Sinh viên Đại học Đà Nẵng

- Lê Huy Nguyên - Sinh viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Theo tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

Khu nhà ở tạm cho người dân Làng Nủ đã được triển khai từ sáng hôm qua (16/9). Sau hai ngày thi công liên tục 3 ca, mặt bằng khu tạm cư dành cho các hộ dân không còn nhà ở sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã hiện hữu.

Sớm đưa học sinh vùng lũ trở lại trường học

Sớm đưa học sinh vùng lũ trở lại trường học

Bão Yagi cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành phố phía bắc, làm gián đoạn việc học tập của học sinh. Ngành giáo dục và các địa phương đang nỗ lực hết mình, nhanh chóng ổn định về cơ sở vật chất để đón học sinh quay trở lại học tập với tinh thần nơi nào an toàn thì cho học sinh đến trường.

Trăng khuyết tỏa sáng

Trăng khuyết tỏa sáng

Vượt qua số phận bất hạnh, cậu bé Phạm Chí Dũng, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Bình Minh (thành phố Lào Cai) luôn lạc quan, yêu đời và không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập.

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nhiều trường học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều học sinh đang học tập tại các trường không thể về nhà do đường xa, nhiều điểm bị sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, các trường học đã quan tâm bố trí chỗ ăn, ở cho các em đảm bảo an toàn trong đợt mưa lũ.

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Lâu nay, những ứng dụng số hóa đã mang lại sự chuyển dịch công nghệ mạnh mẽ và được hỗ trợ rất tiện ích trong các hoạt động nhà trường. Tất nhiên, mọi sự chuyển dịch ứng dụng trong khoa học, nhất là về công nghệ đều có mặt tích cực và tiêu cực.

fbytzltw