Yên Bái: Nỗ lực phấn đấu 30/8 cơ bản khống chế dịch tả lợn châu Phi

Ngày 8/7, đồng chí Nguyễn Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đao phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh đã họp với các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị, thành phố và các cơ quan liên quan về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.
Ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện đầu tiên trên địa bàn tỉnh ngày 4/5 tại thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, tỉnh Yên Bái đã huy động các lực lượng khoanh vùng dập dịch và tiêu hủy lợn theo quy định. Tuy nhiên , với diễn biến phức tạp, khó lường, dịch bệnh đã và đang lây lan khó kiểm soát trên địa bàn toàn tỉnh. 
Tính đến 07/7/2019, DTLCP xảy ra tại 900 hộ ở 132 thôn, bản, tổ của 63 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số lợn bị ảnh hưởng, mắc, chết và phải tiêu hủy là 5.051 con với trọng lượng 231.142 kg, chiếm trên 10% tổng đàn lợn của tỉnh. Số lợn bệnh, lợn chết tập trung ở các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng nuôi bình quân chỉ 5 con/hộ. Duy nhất chỉ có một hộ tại thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn là có quy mô tương đối lớn với 239 con.
Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh phần lớn do chưa tuân thủ quy trình chăn nuôi khép kín, không nuôi an toàn sinh học; chủ yếu nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học; việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn, thức ăn chăn nuôi từ địa phương có dịch ra vào địa bàn chưa chặt chẽ; thông tin chưa kịp thời; việc kiểm soát giết mổ còn nhiều bất cập... 
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, người chăn nuôi, dịch bệnh đến nay đã dần được kiểm soát. Tính đến ngày 02/7/2019 đã có 08 xã, phường/thị trấn đã qua 30 ngày không có thêm lợn mắc bệnh. Yên Bái cố gắng phấn đấu đến ngày 30/8 cơ bản khống chế dịch bệnh và đến 30/9/2019 khống chế hoàn toàn DTLCP. 
Tại Hội nghị, các ngành, các  địa phương đã có nhiều ý kiến tập trung đánh giá kết quả và những vướng mắc thực tế trong phòng, chống DTLCP thời gian qua; vấn đề vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng; tiêm phòng; giải pháp phát triển các sản phẩm thay thế thịt lợn và đảm bảo giá trị tăng trưởng ngành nông nghiệp; hố trợ tiêu hủy lợn và người làm công tác chống dịch...  
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống DTLCP. Tuy nhiên, nhấn mạnh dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đồng chí yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành chức năng tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cho công tác phòng chống dịch.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh vè phòng chống DTLCP, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách; "chống dịch như chống giặc", "lấy phòng là chính, lấy người dân, doanh nghiệp chăn nuôi làm chính"; huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng chống. 
Thực hiện tốt các kịch bản khi có dịch (không giấu dịch, khoanh vùng xử lý, duy trì chốt kiểm dịch...); tái đàn sau dịch nếu đáp ứng đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học (giống tại chỗ, thức ăn, vệ sinh tiêu độc...).
Quan tâm hỗ trợ đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại và người làm công tác phòng chống dịch; có sự giám sát của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và người dân.
Quan tâm thực hiện đồng bộ kiên quyết các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên động vật nói chung, trong đó có DTLCP; vừa phòng chống, khống chế dịch bệnh vừa chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi ngay sau khi dịch bệnh được khống chế...
Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp điều kiện từng địa phương để đảm bảo tăng trưởng giá trị ngành nông nghiệp.
Thanh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw