Yên Bái đưa văn hóa dân gian lên sân khấu chuyên nghiệp

Những năm qua, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã nỗ lực không ngừng để đưa những giá trị văn hóa dân gian lên sân khấu chuyên nghiệp. Những chương trình nghệ thuật không chỉ nhằm mục đích bảo tồn mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, tạo cầu nối giữa quá khứ - hiện tại và khẳng định vị thế của văn hóa dân gian trong nhịp sống mới.
Tháng 2/2025, các nghệ sĩ, diễn viên Trung tâm Văn hóa tỉnh tham dự sự kiện Lễ hội Maha Kumbh Prayagraj 2025 do Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ tổ chức tại Ấn Độ. Trong dịp này, các nghệ sĩ, diễn viên tham gia biểu diễn tại Lễ hội Festival Múa và Âm nhạc quốc tế lần thứ 10 với sự tham gia của 13 đoàn nghệ thuật đến từ 11 quốc gia trên thế giới. 
Đoàn Nghệ thuật tỉnh Yên Bái tham gia 7 tiết mục nghệ thuật đặc sắc với những điệu múa mang đậm âm hưởng dân gian dân tộc truyền thống của các dân tộc Thái, Khơ Mú, Tày, Mông… Đó là tiết mục múa "Vui mùa hái quả”, "Gạo mới”, "Chuyện người xưa”, "Tơ hồng”; thổi sáo Mông tác phẩm "Xuân về trên bản Mông”, "Tiếng gọi vùng cao”; múa khèn Mông của nghệ nhân ở huyện Mù Cang Chải. Đây là một trong số rất nhiều lần, Trung tâm đã đưa những tiết mục đậm chất văn hóa dân gian của Yên Bái lên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp. 
Nghệ sĩ Ưu tú Đỗ Thị Thanh Hương - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Hàng năm, tham gia các liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, đơn vị đều khai thác tối đa chất liệu dân gian của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Để có những tiết mục đặc sắc đậm chất dân gian trên sân khấu, chúng tôi phải đi thực tế cơ sở, gặp các nghệ nhân, quan sát các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian bản địa rồi sáng tạo đưa lên sân khấu. Có những đợt đi thực tế kéo dài nửa tháng, các nghệ sĩ rất vui khi tìm được những giá trị đặc sắc”.
Văn hóa dân gian Yên Bái phong phú và đa dạng, bao gồm các điệu múa, bài hát và các truyền thuyết dân gian của các dân tộc. Hơn 30 dân tộc chung sống ở Yên Bái đã tạo nên bức tranh văn hóa vô cùng đặc sắc với những lễ hội truyền thống, tập quán, tín ngưỡng đa dạng, trang phục độc đáo cùng những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt thường ngày. 
Đó chính là chất liệu quý tạo  nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ, biên đạo múa trong quá trình sáng tạo, cải biên văn hóa dân gian, đưa vào những tác phẩm nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp. Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời chứa đựng nhiều tâm huyết, nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo, dàn dựng, kết nối ý tưởng của những người làm nghệ thuật lâu năm. 
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Hương chia sẻ thêm: "Để chuẩn bị cho hội diễn chuyên nghiệp, chúng tôi thường giao cho những nghệ sĩ có chuyên môn tốt, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các nghệ sĩ có thể thỏa sức sáng tác. Sau khi có sản phẩm, chúng tôi cùng thẩm định, chỉnh sửa để đẹp hơn, hay hơn và bước sau cùng là trang phục biểu diễn cũng được làm tinh xảo đẹp mắt, lên sân khấu có thể cách điệu nhưng không được xa với nguyên mẫu, vẫn đậm nét dân tộc bản địa”. 
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian, Trung tâm đã triển khai nhiều chương trình nhằm đưa trở lại với đời sống cộng đồng và tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ trẻ cũng được khuyến khích sáng tác những tác phẩm nghệ thuật từ chất liệu dân gian. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm của các nghệ nhân lớn tuổi với sáng tạo của thế hệ trẻ tạo ra những sản phẩm nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn. 
Năm 2022, tại Liên hoan Âm nhạc ASEAN với sự tham gia của 30 nước trong khu vực, chương trình nghệ thuật của Trung tâm đã xuất sắc đạt huy chương vàng. Các tiết mục này đều khai thác chất liệu dân gian của cộng đồng các dân tộc Yên Bái như hòa tấu "Hội mùa trên bản Cao Lan” đạt giải Vàng, ca khúc "Rừng thương núi nhớ” đạt giải Ba… Trung tâm cũng đã đạt nhiều giải thưởng tại các liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và khu vực. 
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng đơn vị vẫn phải đối mặt với không ít thách thức. Một trong những khó khăn lớn nhất là việc duy trì sự quan tâm của công chúng đối với văn hóa dân gian. Sự cạnh tranh từ các loại hình giải trí hiện đại khiến nhiều người trẻ ít có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính và nhân lực cho các hoạt động văn hóa cũng còn hạn chế. Việc đầu tư cho các chương trình nghệ thuật không phải lúc nào cũng được bảo đảm đã ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô các chương trình.
Để văn hóa dân gian không bị lãng quên, Trung tâm Văn hóa tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về giá trị văn hóa dân gian trong cộng đồng. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật nên được tổ chức thường xuyên hơn và mở rộng đến các địa phương khác. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá văn hóa cũng là một hướng đi cần thiết. Việc tạo dựng các nền tảng trực tuyến để chia sẻ kiến thức và các sản phẩm nghệ thuật sẽ giúp thu hút thêm nhiều khán giả, đặc biệt là giới trẻ.
Thanh Ba

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

fb yt zl tw