Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

Từ du lịch trong nước đến sức hút của nước ngoài

Trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19, ngành du lịch trong nước đã có những bước phục hồi ấn tượng.

Theo Tổng cục thống kê, chỉ trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã đón gần 114 triệu lượt khách quốc tế, với hai thị trường lớn nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc, chiếm lần lượt là 26% và 21%. Trong đó, chỉ riêng TP Hồ Chí Minh ước đón hơn 27,35 triệu lượt khách nội địa trong 9 tháng năm 2024, góp phần đưa tổng thu du lịch TP Hồ Chí Minh đạt hơn 140.398 tỷ đồng.

Xu hướng du lịch của giới trẻ hiện nay là thích trải nghiệm sự mới mẻ của hiện đại và văn hóa, giải trí kết hợp.
Xu hướng du lịch của giới trẻ hiện nay là thích trải nghiệm sự mới mẻ của hiện đại và văn hóa, giải trí kết hợp.

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự bùng nổ của du lịch trong nước là sự đa dạng hóa các loại hình du lịch. Các điểm đến như Hội An, Huế và Hà Nội không chỉ thu hút du khách nhờ vào bề dày lịch sử và văn hóa mà còn bởi các hoạt động trải nghiệm độc đáo như tham quan làng nghề, tham dự lễ hội và tham gia các lớp học ngắn hạn về nghệ thuật, thủ công.

Bên cạnh đó, du lịch mạo hiểm và phiêu lưu tại các địa điểm như Sapa, Ninh Bình và Vịnh Hạ Long cũng trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình của giới trẻ, đáp ứng nhu cầu khám phá và thử thách bản thân.

Trong khi du lịch trong nước thu hút giới trẻ bởi sự gần gũi và chi phí hợp lý, du lịch nước ngoài lại mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với sự hiện đại và đa dạng văn hóa. Theo Tổng cục Du lịch Singapore (STB), Singapore vẫn đang có sức hút đối với du khách Việt và lượng khách Việt Nam đến Singapore vẫn tăng trưởng ổn định mỗi năm.

Singapore nổi bật với các sự kiện văn hóa quốc tế, nhịp sống về đêm sôi động và các khu mua sắm hiện đại, khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho giới trẻ yêu thích sự năng động và hiện đại. Theo STB, Singapore nằm trong top 3 thành phố châu Á có trải nghiệm về đêm hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách nhờ vào các club nổi tiếng như Zouk và Marquee cùng với các bữa tiệc underground đầy sáng tạo.

Bên cạnh đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những điểm đến hàng đầu được giới trẻ lựa chọn. Nhật Bản không chỉ gây ấn tượng với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại mà còn bởi sự phong phú của các hoạt động văn hóa như lễ hội, các trung tâm công nghệ tiên tiến. Hàn Quốc thì với làn sóng Hallyu, thu hút du khách trẻ nhờ vào nền âm nhạc, điện ảnh và thời trang độc đáo.

Triển lãm Monet Inside tại Groundseesaw ở Parkview Square, Singapore vào tháng 10 tới đây đang thu hút giới trẻ quan tâm mua vé du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa.
Triển lãm Monet Inside tại Groundseesaw ở Parkview Square, Singapore vào tháng 10 tới đây đang thu hút giới trẻ quan tâm mua vé du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa.

Thêm vào đó, sự phổ biến của các ứng dụng du lịch như Klook, Traveloka và Agoda đã mang lại nhiều tiện ích vượt trội, làm thay đổi cách thức du lịch của giới trẻ hiện nay. Các ứng dụng này không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình đặt vé, tour và các dịch vụ du lịch mà còn mang đến nhiều tính năng và ưu đãi hấp dẫn, thậm chí là các tour 0 đồng khi khám phá địa phương. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo động lực cho giới trẻ lên kế hoạch cho những chuyến đi xa, bao gồm cả các điểm đến nước ngoài.

Thách thức và cơ hội cho du lịch Việt Nam

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy, mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng năm 2024 đã đạt gần 114 triệu lượt, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố cần cải thiện để duy trì và tăng cường sự hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là trong phân khúc du khách trẻ tuổi.

Đây là một trong những thách thức lớn nhất mà ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt. Để cạnh tranh với các điểm đến nước ngoài, báo cáo Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường du lịch năm 2024 của Appotapa chỉ ra rằng, Việt Nam cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để giữ chân du khách, đặc biệt là giới trẻ ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Trong đó, việc cải thiện hạ tầng du lịch là một yêu cầu cấp bách. Bởi thực tế, các vấn đề liên quan đến giao thông, cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch và chất lượng dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều du khách, đặc biệt là khi so sánh với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, trong khi TP Hồ Chí Minh đã đón hơn 27,35 triệu lượt khách nội địa trong 9 tháng năm 2024, vẫn có nhiều phàn nàn về tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường và dịch vụ không đồng đều.

Núi Bà Đen Tây Ninh - một trong điểm du lịch tâm linh của Việt Nam.
Núi Bà Đen Tây Ninh - một trong điểm du lịch tâm linh của Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần học hỏi từ các quốc gia phát triển trong khu vực về việc phát triển du lịch bền vững, kết hợp bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế. Điển hình, những sáng kiến của Klook trong việc thúc đẩy du lịch bền vững và hỗ trợ cộng đồng địa phương đã giúp Klook đóng góp 72 tỷ USD vào nền kinh tế du lịch châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2023, đồng thời tạo ra hơn 219.000 việc làm.

Điều này chứng tỏ, sức mạnh của việc kết hợp giữa phát triển du lịch với bảo tồn văn hóa và phát triển cộng đồng địa phương là rất cần thiết. Theo đó, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng này bằng cách phát triển các sản phẩm du lịch bền vững, khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương. Bằng cách này, Việt Nam không chỉ có thể thu hút du khách quốc tế mà còn giữ chân chính những người trẻ trong nước, giúp họ khám phá và yêu thêm quê hương mình.

Song song đó, việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước một cách sáng tạo và hiệu quả cũng là một yếu tố không thể thiếu. Các chiến dịch quảng bá cần tập trung vào việc giới thiệu những trải nghiệm độc đáo và khác biệt mà Việt Nam có thể mang lại, từ các di sản văn hóa phong phú đến những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Đồng thời, các chiến dịch này cũng cần phải nhấn mạnh vào việc phát triển bền vững và bảo tồn văn hóa, nhằm thu hút những du khách quan tâm đến các giá trị này.

Nhìn chung, xu hướng du lịch của giới trẻ hiện nay đang biến đổi nhanh chóng, với sự ưu tiên dành cho các trải nghiệm mang tính cá nhân hóa, hiện đại và đa dạng văn hóa. Ngành du lịch Việt Nam với những nỗ lực không ngừng, đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch thế giới, tuy nhiên để cạnh tranh và thu hút giới trẻ, Việt Nam cần thay đổi cách làm du lịch mới hơn. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới có thể bắt kịp xu hướng và trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà còn với chính những người trẻ trong nước.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw