Xu hướng đô thị xanh

Xu hướng đô thị xanh ảnh 1

LCĐT - Sự phát triển của các đô thị xanh cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng bê tông hóa trong tương lai. Đây cũng là định hướng xuyên suốt của tỉnh Lào Cai trong tiến trình phát triển hệ thống đô thị.

Người dân địa phương và du khách đến thành phố Lào Cai đều cảm nhận rõ không khí trong lành nhờ có hàng chục công viên, tiểu công viên được xây dựng. Quy hoạch “phố trong rừng và rừng trong phố” trở thành nét đặc sắc của đô thị Lào Cai. Các khối nhà hành chính được xây dựng đồ sộ nhưng không gây ra cảm giác ngộp thở bởi bao quanh là mảng xanh của 150 ha rừng cảnh quan chạy dọc các khu đô thị mới, bám theo Đại lộ Trần Hưng Đạo và đường Võ Nguyên Giáp. Ở phía Bắc thành phố là những khu dân cư dưới chân núi Nhạc Sơn với cánh rừng xanh ngát; còn ở phía Nam, bên cạnh quảng trường rộng lớn với thảm cỏ và cây xanh là dải rừng cảnh quan được giữ nguyên trạng như “lá phổi xanh”.

Phát triển đô thị xanh là giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị. Trong các tiêu chí về đô thị xanh, chỉ tiêu diện tích cây xanh đô thị là tiêu chí hướng tới đô thị xanh có hiệu quả cao nhất để tạo nên đô thị xanh. Tỷ lệ cây xanh đô thị ở thành phố Lào Cai hiện nay (7,5 m2/người) đã cao hơn mức trung bình của nhiều đô thị trên cả nước.

Đối với thị xã Sa Pa, trong quy hoạch chung đô thị đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đô thị Sa Pa với 6 phường (khu vực đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt đô thị loại IV) sẽ là hạt nhân phát triển của toàn thị xã Sa Pa. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, phạm vi đô thị được điều chỉnh mở rộng quy mô đất đai để đảm bảo phát triển đô thị hài hòa với môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, bảo tồn vùng lõi đô thị cũ, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch xứng tầm là đô thị du lịch đẳng cấp quốc gia, quốc tế.

Phát triển đô thị xanh là giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị.
Phát triển đô thị xanh là giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị.

Từ quy hoạch chung sẽ từng bước quy hoạch chi tiết các phân vùng chính khác như: Khu vực trung tâm hành chính đô thị, phát triển dịch vụ đô thị mới, cao cấp, khu công viên, khu sản xuất nông nghiệp đặc hữu được nghiên cứu xây dựng với tính chất, chức năng tương đối đồng nhất tạo dựng toàn bộ không gian cấu trúc đô thị du lịch Sa Pa theo định hướng đến năm 2030. Các công trình công cộng, phúc lợi xã hội, dịch vụ công cộng cũng được bố trí hợp lý, phù hợp với đô thị miền núi.

Đặc trưng của đô thị Lào Cai là mật độ cây xanh trong nội đô thị khá cao, chính vì vậy, trong định hướng phát triển đô thị, tỉnh luôn nhất quán quan điểm phát huy thế mạnh tạo nên một đô thị sinh thái đặc thù, đưa cây xanh vào đô thị một cách hài hòa, tạo không gian sống cũng như cảnh quan lý tưởng.

Theo đó, địa phương phát triển không gian dựa trên kết nối các yếu tố tự nhiên và văn hóa truyền thống; phát triển mô hình “Hành lang xanh” và “Vành đai nông nghiệp” trong cấu trúc không gian các đô thị của Lào Cai; phát triển hệ thống công viên cây xanh, lâm viên, rừng cảnh quan sinh thái với quy mô và không gian rộng lớn, thiết kế đẹp, tạo các điểm nhấn đô thị, hình thành đô thị xanh - sinh thái gắn với định hướng phát triển “Thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”.

Xu hướng đô thị xanh ảnh 4

Theo Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, ở Việt Nam chưa có khái niệm nào định nghĩa rõ nét về đô thị xanh, dù trong các văn bản pháp luật, quy chuẩn cũng đã đề cập phần xanh trong đô thị, đó là hệ thống cây xanh. Cụ thể, trong Luật Quy hoạch đô thị, tại Điều 33 về nội dung thiết kế đô thị, luật quy định không gian cây xanh, mặt nước, sân vườn là một nội dung cần thiết trong các đồ án quy hoạch. Vấn đề cây xanh đô thị cũng được nêu tại Điều 68 “Quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự nhiên và mặt nước”. Tuy nhiên, xác định phát triển của đô thị xanh là xu hướng tất yếu, vì vậy, tỉnh đã sớm định hướng phát triển đô thị sinh thái, đô thị xanh.

Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 xác định phương án phát triển hệ thống đô thị là phải phù hợp với kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030; có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy luật phát triển đô thị và thực tiễn của tỉnh; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển đô thị, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đô thị phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, bảo đảm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu tổng quát của phát triển đô thị trên địa bàn là thúc đẩy tiến trình đô thị hóa nhanh, hiệu quả, chất lượng cao và bền vững hơn; phát triển hệ thống đô thị tỉnh Lào Cai theo mô hình mạng lưới, xanh, thông minh và bền vững; có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứng với biến đổi khí hậu; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị của cả nước.

Ông Nguyễn Thế Tài, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng khẳng định: Trong công tác quy hoạch, tỉnh Lào Cai luôn đảm bảo có sự thống nhất và định hướng rõ, quy định quỹ đất cây xanh và mặt nước hoặc trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hướng tới tính tiện ích và hiện đại, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt, đi lại của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

fb yt zl tw