Xín Mần (Hà Giang): Sự thay đổi về chất trong xây dựng nông thôn mới

Cách làm cụ thể của Xín Mần là: Huy động mọi nguồn lực phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.

Phong cảnh Xín Mần.
Phong cảnh Xín Mần.

Hết quý I, trên 86.000m2 đất được hiến, quyên góp trên 450 triệu đồng, mở mới 6.045m đường giao thông nông thôn, nâng cấp và kiên cố hóa 237.282m kênh mương, nạo vét trên 216.000m mương dẫn nước phục vụ sản xuất, kiện toàn lại 19 Ban quản lý và thành lập 181 tổ chỉ đạo “đổi mới” và tổ chức lại sản xuất theo quy mô hàng hóa để nâng cao đời sống nhân dân... “Hướng về cơ sở” là phương châm chỉ đạo xuyên suốt thực hiện xây dựng NTM ở Xín Mần năm 2014. Nhiệm vụ trọng tâm được giao trực tiếp cho mỗi cán bộ cấp ủy phụ trách. Việc làm cũng được chỉ ra cụ thể là: Huy động mọi nguồn lực phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Cách làm cũng được chỉ rõ: Tập trung, dứt điểm. Phương châm trên đã được cụ thể hóa ngay từ ngày đầu, tháng đầu trong quý I.

Ra Tết, toàn bộ các xã đã ra quân làm đường “Đại đoàn kết”. Theo đó, chỗ nào đường chưa ra đường thì tập trung làm cho xong. Theo kết quả xác định khối lượng của Ban chỉ đạo, hết quý đã có 26.800 m đường giao thông nông thôn, đường liên thôn, lên bản, được hoàn tất. Sự trì trệ tại cơ sở đã dần được khắc phục. Cấp ủy, chính quyền, cán bộ vào cuộc với dân theo cách: Dân biết – dân bàn – dân làm và dân kiểm tra. Mọi công việc được công khai bàn bạc, công khai tháo gỡ để cùng thực hiện. Tổ trưởng Tổ chỉ đạo xây dựng NTM huyện Xín Mần, Nguyễn Khắc Mâu cho biết: Xây dựng NTM năm nay đã đi vào từng công việc cụ thể và được chỉ ra cho từng tháng, quý. Tại địa phương, Tổ, Ban chỉ đạo, bàn trực tiếp với dân. Việc gì cần thiết phục vụ sản xuất, đời sống... làm trước và làm dứt điểm, không dây dưa kéo dài. Đầu xuân là mở đường, tu bổ kênh mương. Vào thời điểm nông nhàn hiện nay tập trung láng bó nền nhà, di chuyển chuồng trại và xây dựng hạ tầng thiết yếu, trường lớp học, trụ sở thôn.

Vẻ đẹp ruộng bậc thang Xín Mần.
Vẻ đẹp ruộng bậc thang Xín Mần.

Cách làm trên đã bước đầu phát huy tác dụng tốt trong đời sống xã hội. Chỉ riêng trong quý I đã xây dựng, tu bổ, nâng cấp và sửa chữa được 19.960m, kiên cố hóa 698m kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tu sửa 29 phòng học; trong đó có 15 phòng học Mầm non, 13 Tiểu học, 1 phòng THCS. Xây mới 8 nhà lớp học, công trình phụ trợ với 26 phòng và 26 m kè chống sạt, lở. Trong những ngày đầu ra quân, các xã: Thèn Phàng, Tổ dân phố xã Nà Chì đã tu sủa và nâng cấp trụ sở thôn, tạo nơi giao ban, họp hành bàn công việc của thôn bản cho đồng bào thuận tiện. Phong trào xây dựng NTM trong quý I đã có 1.921 gia đình hoàn chỉnh chỉnh trang khuôn viên, nơi ăn, chỗ ở theo tiêu chí gọn, sạch, ngăn nắp.

Qua bình xét được các xã tiến hành đánh giá, chấm điểm gia đình đạt chuẩn NTM được 840 hộ ngay trong quý I. Ngoài mở mới đường giao thông, còn làm đường bê - tông được 6.500m, đổ 26.370m2 sân bê - tông, xây 7.548m tường rào, xếp đá làm hàng rào chắn quanh nhà được trên 6.200m, làm hàng rào bằng phương pháp trồng cây xanh 3.400m, và rào quanh nhà bằng tre, vầu trên 15.000m... Ngoài các phong trào chung có sự tham gia toàn dân, là các phong trào “Nhà sạch – Vườn đẹp” cũng đi vào thực chất hơn. Tính đến trung tuần tháng 3, Xín Mần đã có 856 hộ láng bó nền, làm 355 nhà tắm, 382 nhà vệ sinh, xây 948 bể nước và di chuyển, làm mới 1.407 chuồng trại xa nhà. Mở thêm được 32.482m đường giao thông, tu sửa trên 219.000m, nâng cấp và mở rộngnền đường trên 67.700m. Công sức nhân dân đóng góp làm NTMtrong quý I, ước trên 23.000 ngày công, trị giá thực tiễn ước đạt trên 2,2 tỷ đồng.

Đặc biệt hơn, trong quý I đã hoàn tất công tác xây dựng NTM tại điểm trọng tâm vùng biên giới khó khăn nhất là Ma Lì Sán, xã Pà Vầy Sủ, ổn định cuộc sống cho 100% các gia đình đồng bào Mông, giúp đồng bào yên tâm sản xuất, giữ đất, giữ làng. Đồng thời, thực hiện lồng ghép các chương trình với nhau để tập trung vốn, tập trung đầu tư làm dứt điểm các công trình ưu tiên, cấp bách. Kết quả, đã có 21 công trình được lồng ghép vốn ngay trong quý I. Trong đó có 9 công trình giao thông, 11 công trình cơ sở vật chất lớp học và 1 công trình chợ đầu mối. Các tuyến đường: Cầu Nà Cai- Phiêng Lang, tuyến Xuân Hòa, tuyến Làng Thượng, xã Khuôn Lùng đều đã hoàn thành thi công mở mới gần 5.000m đạt tiến độ đề ra.

Đánh giá tổng thể công tác lãnh chỉ đạo và thực hiện Chương trình xây dựng NTM quý I cho thấy rõ: Sự chuyển biến thực chất ngay trong mỗi việc làm cụ thể, từng công việc cụ thể. Cán bộ, các BCĐ, các Tổ chỉ đạo, đã vào cuộc quyết liệt. Sự nhận thức của đông đảo nhân dân được nâng lên rõ nét, thiết thực, hiệu quả. Sức dân, sự đóng góp của các thành phần kinh tế, xã hội cả trong, ngoài đã bước đầu được khơi dậy. Mong rằng, Xín Mần sớm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả từng quý để tìm ra lời giải tích cực. Qua đó, cũng tìm ra các yếu điểm làm hạn chế quá trình thực hiện, để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Thực hiện tốt điều trên, sẽ giúp cho công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia ở Xín Mần nhanh chóng về đích.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

fb yt zl tw