Xây nền tảng pháp lý cho ngân hàng điện tử

Dự thảo sửa đổi toàn diện Luật Các tổ chức tín dụng dường như chưa tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc cho ngân hàng điện tử.

Từ khoảng 5 năm nay, người dân đã dần quen với những điểm giao dịch ngân hàng không cần nhân viên đứng quầy theo mô hình LiveBank của Tiên Phong – ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ trên môi trường số, từ bước đầu tiên là mở tài khoản, cho đến mở thẻ, gửi tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm.

Lần lượt sau đó, dưới các hình thức khác nhau, đã có 20 ngân hàng triển khai việc mở tài khoản, mở thẻ bằng phương thức điện tử (eKYC). Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến tháng 11-2022, cả nước có khoảng 18,8 triệu tài khoản, thẻ eKYC được người dùng khai mở chỉ bằng máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử cá nhân mà không cần tiếp xúc nhân viên ngân hàng.

Điểm giao dịch điện tử không cần nhân viên đứng quầy của Tiên Phong Bank.

Điểm giao dịch điện tử không cần nhân viên đứng quầy của Tiên Phong Bank.

Ngành ngân hàng cũng đang đi tiên phong so với nhiều lĩnh vực khác trong lĩnh vực chuyển đổi số. Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa 100%. Các ngân hàng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (Big Data) trong đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân...

Ngân hàng điện tử, nền tảng pháp lý còn sơ khai

Trong khi các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng công nghệ của ngành ngân hàng đang bùng nổ như vậy thì khung pháp lý dành cho hoạt động này còn có phần khiêm tốn.

Luật Các các tổ chức tín dụng 2010 dù được sửa đổi bổ sung năm 2017 vẫn chỉ có duy nhất hai điều khoản đề cập tới “ngân hàng điện tử” với nội dung là “theo hướng dẫn của NHNN”. Dưới luật thì năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định 101, nhưng tập trung điều chỉnh vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, chưa bao quát được “ngân hàng điện tử”.

Còn văn bản quy phạm pháp luật dưới cùng là cặp thông tư của NHNN, gồm Thông tư 23/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, được sửa đổi, bổ sung năm 2020; Thông tư 19/2016 của NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng, mới được sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Ở một trục pháp lý khác điều chỉnh “giao dịch điện tử”, đạo luật duy nhất đến thời điểm này là Luật Giao dịch điện tử 2005, khi mà internet mới vào Việt Nam được vài năm. Ở tầm thấp hơn là Nghị định 35/2007 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, và dưới cùng là Thông tư 28/2015 của NHNN về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Liệu có thể luật hóa chi tiết hơn?

Tại thời điểm này, khi NHNN đang nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật Các tổ chức tín dụng, vấn đề mà các nhà băng quan tâm là liệu khuôn khổ pháp lý của ngân hàng điện tử có được quan tâm hoàn thiện?

Nếu theo dự thảo mà NHNN công bố lấy ý kiến xã hội thì đã không còn khái niệm “ngân hàng điện tử” nữa. Thay vào đó là một điều luật về “giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”, quy định chung chung, dẫn chiếu sang quy định của NHNN và pháp luật về giao dịch điện tử. Liền đó là điều khoản về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) do Chính phủ quy định khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại cuộc tọa đàm góp ý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hôm qua, 8-3, đại diện các ngân hàng thương mại tỏ ra băn khoăn về khả năng của NHNN trong việc hoàn thiện quy định về giao dịch điện tử. Chẳng hạn, BIDV cho rằng các sản phẩm công nghệ, sản phẩm số đang phát triển không ngừng, và các ngân hàng với nguồn lực sẵn có sẽ liên tục ứng dụng công nghệ mới. Nếu quản lý nhà nước không theo kịp thì sẽ cản trở sự phát triển…

Một chi tiết khác, dự thảo quy định việc ngừng giao dịch phải được ngân hàng, công ty tài chính công bố tại nơi giao dịch trước 24 giờ. Vậy với các hình thức giao dịch điện tử trên website, ứng dụng điện tử thì đâu là nơi giao dịch, và các tình huống sự cố mạng hoặc thiết bị nằm ngoài phạm vi ngân hàng thì dự liệu thế nào?

Điểm mới nhất của dự luật là điều khoản về sandbox, cho phép cơ chế thử nghiệm có kiểm soát việc ứng dụng công nghệ và triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Một vị Phó tổng giám đốc ngân hàng thương mại cho rằng tại nhiều diễn đàn, các ngân hàng liên tục đề nghị sớm có hành lang pháp lý cho sandbox. NHNN cũng đã mấy năm nay dự thảo một nghị định sandbox trong lĩnh vực ngân hàng, với nhiều lần lấy ý kiến nhưng vẫn chưa thể ban hành.

Vậy nên chăng, với việc sửa đổi toàn diện Luật Các tổ chức tín dụng lần này, Quốc hội nên quy định cụ thể hơn khuôn khổ pháp lý về “ngân hàng điện tử” hay “giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”, và cả cơ chế sandbox trong lĩnh vực ngân hàng nữa, thay vì giao lại cho Chính phủ, NHNN?

Báo Pháp Luật

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Chủ động các phương án

Bài cuối: Chủ động các phương án

Khi nền tảng “Cửa khẩu số” hoạt động sẽ tự động hóa quy trình kiểm tra, giám sát phương tiện chở hàng hóa xuất - nhập khẩu ra/vào khu vực cửa khẩu. Tại các vị trí barie kiểm soát, các camera công nghệ AI sẽ tự động nhận dạng biển số xe, truy vấn các thông tin lái xe, giấy tờ xe, trọng tải xe phục vụ việc giám sát, quản lý, thu phí.

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Xác định chuyển đổi số trong quản lý, khai thác hoạt động cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các nội dung chuyển đổi số của tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, đưa nền tảng cửa khẩu số vào hoạt động. Đây được kỳ vọng trở thành 1 trong 25 sản phẩm đặc sắc trong lĩnh vực chuyển đổi số của tỉnh.

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

“Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai” là chủ đề tham luận của ông Vũ Hùng Dũng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2023 (Vietnam - Asia DX Summit 2023) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức tại Hà Nội.

“Net cỏ” - thời xa vắng

“Net cỏ” - thời xa vắng

Đối với những “game thủ” thế hệ 8x, 9x, quán net chật kín, luôn ám mùi mồ hôi, khói thuốc lại là nơi khởi nguồn những đam mê bất tận của tuổi trẻ một thời. Thế nhưng, trong xu thế “màn hình dọc”, những tiệm net nhỏ dần trôi vào dĩ vãng…

Cân nhắc một số tiêu chí để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch điện tử

Cân nhắc một số tiêu chí để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch điện tử

Góp ý với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi (dự kiến được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc bổ sung một số tiêu chí nhằm tạo thuận lợi hơn cho giao dịch điện tử, cũng như tạo lập một khung khổ pháp lý vững chắc để xây dựng nền kinh tế số Việt Nam ngày càng phát triển.

Bắc Hà đẩy mạnh chuyển đổi số

Bắc Hà đẩy mạnh chuyển đổi số

Thực hiện Nghị quyết 20 ngày 17/1/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Bắc Hà đã triển khai Chương trình chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và bước đầu đạt một số kết quả quan trọng.

fb yt zl tw