Xây dựng văn hóa học đường

Trong những năm qua, công tác xây dựng văn hóa học đường có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước tạo niềm tin cho xã hội về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử cả trong và ngoài nhà trường.

Xây dựng văn hóa học đường phải được coi là vấn đề trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo. (Ảnh minh họa)
Xây dựng văn hóa học đường phải được coi là vấn đề trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo. (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, mặc dù ngành giáo dục và đào tạo đã quan tâm xây dựng văn hóa học đường và đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên lệch chuẩn trong cử chỉ, lời nói, hành vi ứng xử.

Tình trạng bạo lực học đường, mua bán, sử dụng ma túy gia tăng cả quy mô và tính chất. Một bộ phận học sinh có biểu hiện thờ ơ, vô cảm, buông thả, thiếu trách nhiệm với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và với chính bản thân mình nên chây lười học tập, sa vào các thú vui không lành mạnh, trò chơi điện tử, sống trong thế giới ảo của mạng xã hội, khép mình với thực tiễn cuộc sống chung quanh…

Đây là những “điểm nóng” của ngành giáo dục và đào tạo, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực trạng yếu kém nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa học đường.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An Đào Công Lợi, trước thực trạng nêu trên, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các yêu cầu của Đề án: “Xây dựng văn hóa học đường trong trường học giai đoạn 2019-2025”; “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2022-2030”, đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường; xây dựng văn hóa học đường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện…

Với góc độ cơ sở giáo dục đại học, nhà giáo Phạm Mạnh Hùng (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, nhà trường thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để kiến tạo môi trường và xây dựng văn hóa, quy tắc ứng xử trong trường học một cách linh hoạt, chủ động, trong đó, đặc biệt chú trọng giáo dục văn hóa ứng xử cho người học thông qua các hoạt động như: Tuần sinh hoạt công dân, học tập chuyên đề, nội quy, khẩu hiệu trong phòng học, giảng đường, khuôn viên và các kênh thông tin với nội dung, thông điệp rõ ràng.

Bên cạnh đó, trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung giáo dục giá trị truyền thống, văn hóa ứng xử, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm cộng đồng để sinh viên có cơ hội giao lưu, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử; kiểm tra định kỳ về mức độ nắm vững quy định, quy chế và hiểu biết pháp luật của sinh viên.

Để giải quyết các thách thức trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho sinh viên, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục triển khai các giải pháp đã đem lại các kết quả tốt; đổi mới các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử; xây dựng hình ảnh cán bộ, giảng viên mẫu mực; tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý, chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên giải quyết các khó khăn trong học tập, cuộc sống.

PGS, TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương cho rằng, để xây dựng thành công văn hóa học đường trong bối cảnh hiện nay, cần thống nhất nhận thức về văn hóa, vị trí, vai trò của văn hóa gắn chặt với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Trên cơ sở hệ giá trị chuẩn mực văn hóa học đường, cần kịp thời đổi mới, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương pháp trong chương trình giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân và đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức trong các hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội. Các trường cần bổ sung, hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, xác định chuẩn mực ứng xử văn hóa lãnh đạo quản lý giáo dục trong dạy và học; rèn luyện của học sinh, sinh viên, hoạt động ngoại khóa.

Đối với cơ quan quản lý cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống các cơ chế, thiết chế văn hóa trong nhà trường như: phòng thư viện, phòng truyền thống, phòng thông tin truyền thông, các câu lạc bộ văn nghệ, khu thể dục thể thao, cảnh quan trường học.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục và đào tạo xác định, văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục người học trở thành những người phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, luôn ý thức, trách nhiệm cao với đất nước, gia đình và bản thân.

Vì vậy, xây dựng văn hóa học đường phải được coi là vấn đề trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo. Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tích cực tham mưu chính sách cho Chính phủ và trực tiếp ban hành nhiều chính sách nhằm từng bước thực hiện tốt công tác văn hóa học đường, hướng tới giải quyết các vấn đề về hệ giá trị và các nguyên tắc ứng xử học đường căn bản, lâu dài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo quy định về xây dựng văn hóa học đường; xây dựng bổ sung các tài liệu, học liệu giáo dục kỹ năng ứng xử, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; chỉ đạo lồng ghép, tích hợp các chương trình, đề án, kế hoạch đã ban hành bảo đảm việc triển khai đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những “công trình 1719”

Những “công trình 1719”

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, những “công trình 1719” đã hiện hữu ở các huyện vùng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Mặc dù mới đưa vào đào tạo, huấn luyện nhưng những năm gần đây, môn xe đạp của thể thao thành tích cao Lào Cai đã gặt hái được nhiều thành công, tạo tiếng vang ở các giải đấu trong nước và đang hướng đến đấu trường châu lục.

Người trẻ nghĩ về 30/4

Người trẻ nghĩ về 30/4

Đã 49 năm trôi qua nhưng khi đến dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử - ngày 30/4 thì mỗi người dân yêu nước đều có chung một tâm trạng, niềm cảm xúc tự hào về chiến thắng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Với thế hệ trẻ, dù sinh sau ngày giải phóng, được sống trong hòa bình nhưng dấu ấn về ngày thống nhất đất nước vẫn không thể phai nhòa, điều đó trở thành động lực sống, cống hiến sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

Thăm động vật hoang dã trong “ngôi nhà hạnh phúc” ở Sa Pa

Thăm động vật hoang dã trong “ngôi nhà hạnh phúc” ở Sa Pa

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa) được coi là “ngôi nhà hạnh phúc” của các loài động vật hoang dã. Phần lớn cá thể động vật hoang dã khi tiếp nhận đã trải qua nhiều biến cố (bị nuôi nhốt lâu ngày, bị lạm dụng cơ thể, bị thương do dính bẫy…) đã may mắn được cứu hộ, chăm sóc và được trở về với cuộc sống tự nhiên.

fb yt zl tw