Thu hồi một loạt giấy tiếp nhận đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vừa ban hành các quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

2222-3526-4431-5935-5737.jpg
Thu hồi một loạt giấy tiếp nhận đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cụ thể, ngày 13/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành 3 quyết định liên quan đến việc thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang lưu hành trên thị trường.

Theo đó, 3 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố gồm:

Sản phẩm “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: V-ImuC”, số 9029/2020/ĐKSP cấp ngày 17/9/2020, thuộc Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và tư vấn Việt Phát, có địa chỉ tại số 148B ngõ 1277 Giải Phóng, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Sản phẩm “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dạng xịt KD3 PRO”, số 5429/2021/ĐKSP cấp ngày 16/6/2021, của Công ty cổ phần Dược phẩm Liên Doanh Đức, địa chỉ tại số 7, ngách 23/20, ngõ 23, phố Bồ Đề, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Sản phẩm “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: CINTINO 500”, số 598/2021/ĐKSP cấp ngày 20/1/2021, thuộc Công ty cổ phần Hypopharm Việt Nam, địa chỉ tại LK13-07, Khu đô thị mới Phú Lương, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng thu hồi hiệu lực Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với 14 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam (tên trước đây là Công ty TNHH Dược phẩm Glomed) đăng ký. Địa chỉ của công ty tại 35 đại lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm cũng đã ban hành Quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam công bố.

18 sản phẩm này đều là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được quảng cáo với công dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não; cải thiện chức năng gan; nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi; hỗ trợ mọc tóc; tăng cường sinh lý, cũng như giảm nguy cơ sưng đau khớp do gout...

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề phòng nguy cơ bệnh dại bùng phát trong mùa hè

Đề phòng nguy cơ bệnh dại bùng phát trong mùa hè

Sự gia tăng nhiệt độ trong mùa hè tạo điều kiện cho bệnh dại – một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất tái bùng phát trong cộng đồng. Việc không tiêm phòng kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều ca tử vong thương tâm.

Hệ lụy đến sức khỏe từ đồ uống có đường ngày càng rõ

Hệ lụy đến sức khỏe từ đồ uống có đường ngày càng rõ

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tại nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây và đã gây ra những lo ngại về sức khoẻ cộng đồng. Dù đã muộn nhưng rất cần có giải pháp tổng thể để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường và giảm thấp nhất tác động xấu của loại sản phẩm này đối với sức khỏe.

fb yt zl tw