Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Mường Hum

muonghum.png

Năm 2019, xã Mường Hum (Bát Xát) đạt chuẩn nông thôn mới. Thời gian qua, chính quyền và người dân trong xã tiếp tục nỗ lực thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

Tính đến nay, xã Mường Hum đã đạt 12/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Cùng với nhiệm vụ duy trì các tiêu chí đã đạt, trong năm 2024, xã phấn đấu đạt tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa).

3.png
Hằng năm, xã Mường Hum tổ chức ký giao ước thi đua xây dựng nông thôn mới.

Để duy trì và phấn đấu đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, Ban Chỉ đạo nông thôn xã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách hướng dẫn các thôn thực hiện. Cán bộ phụ trách phải đến từng công trình, từng thôn và hộ để triển khai thực hiện các nội dung nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Ví dụ như tiêu chí nhà ở dân cư, xã hiện chỉ còn 8 nhà tạm, nhà dột nát. Tổng số nhà ở đạt tiêu chí “3 cứng” là 487/551 nhà, chiếm 88%. Ngay trong 6 tháng đầu năm 2024, được sự hỗ trợ từ tổ chức Habitat và nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, người dân trên địa bàn xã đã xây mới 6 nhà; chỉnh trang, sửa chữa 21 nhà. Đáng kể là ngày càng nhiều hộ thực hiện các mô hình có cảnh quan đẹp, tạo nên nét đẹp đặc trưng cho vùng nông thôn mới Mường Hum, nâng tỷ lệ hộ có cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp của xã lên 75% hộ sinh sống tại các tuyến đường trục xã.

Library Books Classroom Announcement Reminder in Teal Illustrated Style (1).png

“Ngay từ đầu năm, UBND xã đã tổ chức cho các thôn họp, bình xét đối tượng được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở và phân công cán bộ chuyên môn phụ trách cùng với thôn theo dõi, giám sát, giúp đỡ các hộ trong quá trình xây dựng và sửa chữa nhà ở”, ông Tẩn Láo Sì, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết.

4.png
Huy động sự giúp đỡ từ mọi tổ chức, cá nhân trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Xác định người dân là chủ thể thực hiện và là người được hưởng lợi từ chương trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, cấp ủy đảng, chính quyền xã Mường Hum đặc biệt quan tâm tuyên truyền, kêu gọi người dân hưởng ứng thực hiện. Ông Chảo A Khuân, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Mọi công việc trước khi triển khai đều được Ban Chỉ đạo nông thôn mới xã đưa ra bàn công khai, dân chủ, thống nhất. Chính vì vậy, chương trình huy động được nhiều nguồn lực tham gia, nhất là sự đóng góp từ người dân.

Riêng trong năm 2023, xã đã vận động người dân hiến 10.500 m2 đất nông nghiệp để triển khai làm mới 1,83 km đường nội đồng thôn Piềng Láo; huy động các nguồn hỗ trợ xây mới, chỉnh trang 75 nhà ở cho các hộ; ưu tiên hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị, kết quả đã có thêm sản phẩm trà cỏ ngọt đạt chuẩn OCOP 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn xã lên 2 sản phẩm.

Tiêu đề.png

Công tác xã hội hóa cũng được đẩy mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, xã đã nhận được gần 200 triệu đồng từ cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm đóng góp sửa chữa các tuyến đường, nạo vét các tuyến mương nội đồng, xây dựng mái che nhà văn hóa, bể chứa nước sạch…

1.png

Đạt xã nông thôn mới nâng cao, Mường Hum còn phải nỗ lực rất nhiều để đạt các tiêu chí còn lại, gồm cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở khu dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật... Tuy các tiêu chí này rất khó, nhưng với tinh thần quyết tâm cao, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia.

nongthon1.jpg
Diện mạo nông thôn mới ở Mường Hum đã có nhiều khởi sắc

Thời gian tới, xã Mường Hum tiếp tục huy động các nguồn lực, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân; vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã tích cực tham gia, ủng hộ, đóng góp công sức, vật chất xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw