Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh: Bắt đầu từ hành động nhỏ

Nổi bật trong bức tranh chung về sự phát triển của tỉnh, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh (VH-VM) trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Cứ mỗi chiều đi làm về, sau khi quét dọn sạch sẽ trong nhà, ngoài sân, anh Lê Ngọc Sơn (khu phố 4, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một) thường cầm chổi tre ra quét quanh con hẻm nhỏ trước nhà. Theo anh Sơn: “Sạch trong nhà thôi chưa đủ, tôi muốn con đường vào nhà mình lúc nào cũng sạch sẽ nên thường chủ động quét dọn hàng ngày”. Không chỉ riêng anh Sơn, không ai nhắc nhở ai, những hộ dân trên con hẻm này đều đồng lòng giữ gìn con đường luôn sạch đẹp bằng hành động tự giác quét dọn mỗi ngày.

Ngoài việc giữ gìn môi trường, thời gian qua, người dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh còn duy trì “lối sống xanh” khi chủ động trồng nhiều cây xanh, hoa kiểng trong nhà, ngoài sân, mặc dù quỹ đất không nhiều. Chị Hồ Ngọc Thanh Trúc, khu phố 4, phường Hiệp Thành (TP.Thủ Dầu Một), chia sẻ: “Nhà có khoảng sân nhỏ, tôi trồng nhiều loại hoa kiểng giúp không khí trong lành hơn. Cây xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Trồng cây và chăm sóc cây cũng là một cách để không gian sống thêm thoải mái, thư giãn hơn”.

Ông Bùi Đức Đông cùng người dân ra quân trồng cây trên đường Bùi Ngọc Thu.
Ông Bùi Đức Đông cùng người dân ra quân trồng cây trên đường Bùi Ngọc Thu.

Có thể nói, điểm nhấn của phong trào xây dựng nếp sống VH-VM trên địa bàn tỉnh thời gian qua là sự lan tỏa những hành động đẹp, ý nghĩa xuất phát từ chính ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Trên các tuyến đường, hình ảnh những bình nước miễn phí, những sạp quần áo “0 đồng” hay hình ảnh người dân tham gia giao thông an toàn, xếp hàng trật tự, nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ em… đã trở nên phổ biến hơn nhiều. Những hành động nhỏ ấy tuy đơn giản nhưng lại góp phần lan tỏa thông điệp về sự văn minh, lịch sự, thân thiện cho cộng đồng…

Hưởng ứng “Ngày thứ bảy văn minh”

Trong đợt ra quân thực hiện “phủ xanh đô thị”, hưởng ứng “Ngày thứ bảy văn minh” của MTTQ TP.Thủ Dầu Một mới đây, hàng trăm cán bộ mặt trận, thành viên tổ tự quản bảo vệ môi trường (BVMT) và nhân dân đã có dịp xem tiểu phẩm “Hiểu được thì rất hay” do các thành viên “Tổ tuyên truyền lưu động hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” phường Phú Cường biểu diễn. Các “diễn viên” là các thành viên “Tổ tuyên truyền lưu động hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” của phường vào vai những cư dân chung sống tại một khu phố nhỏ. Mâu thuẫn nảy sinh khi việc xử lý rác thải không được thực hiện đúng cách. Có người dân vẫn chưa có ý thức BVMT. Qua những tình tiết gây cười, các “diễn viên” đều mong muốn mọi người cùng có ý thức BVMT thông qua hành động phân loại chất thải rắn. Đây là một mô hình mới của MTTQ TP.Thủ Dầu Một nhằm góp phần đổi mới hình thức tuyên truyền; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo bà Trương Thị Thu Hiền, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một, mô hình nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen và tự giác thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Chính vì lẽ đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố xây dựng kế hoạch và chọn Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Phú Cường làm điểm để thành lập và ra mắt “Tổ tuyên truyền, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” và nhân rộng 13 phường còn lại.

79 tuổi, ông Bùi Đức Đông (phường Phú Thọ) không quản ngại nắng mưa để cùng gần 300 người trồng 600 cây hoa dừa cạn trên đường Bùi Ngọc Thu (phường Tương Bình Hiệp), tuyến đường do Ủy ban MTTQ TP.Thủ Dầu Một quản lý. Vừa cuốc đất để trồng cây, ông Đông cười nói: “Tuổi già nhưng việc trồng cây thì không có gì là quá sức đối với tôi, còn sức là tôi còn làm. Không chỉ riêng nhà mình, tôi muốn cùng mọi người được trồng cây ở khắp nơi. Trồng cây là để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống…”.

Đồng quan điểm với ông Đông, ông Nguyễn Duy Tăng (phường Phú Thọ), cho biết: “Trồng cây không chỉ cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp thêm cảnh quan của nhà mình, của thành phố, mà trồng thêm một cây xanh là cùng nhau làm một việc có ích cho đời…”.

Nói về việc ra quân trồng cây xanh, bà Trương Thị Thu Hiền cho biết thêm: “Với ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động “phủ xanh đô thị” và hướng đến xây dựng “Thành phố xanh - thân thiện” giai đoạn 2024-2030 và những năm tiếp theo trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố xác định trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo, đoàn viên, hội viên và nhân dân cùng chung tay hưởng ứng tích cực để cuộc vận động lan tỏa sâu rộng nhằm thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra”.

“Ngày thứ bảy văn minh” của cán bộ, đảng viên và nhân dân TP.Thủ Dầu Một đã thể hiện được ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn trong việc tình nguyện ra quân vệ sinh môi trường. Đây cũng chính là tâm huyết và trách nhiệm của Đảng bộ thành phố trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh đi đôi với BVMT sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến xây dựng “Thành phố xanh - thân thiện”, là nơi đáng đầu tư, sinh sống và làm việc…

baobinhduong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Những ngày qua, hậu quả của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão để lại đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đối với đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc nước ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang hướng về miền Bắc thân yêu với rất nhiều tình cảm chia sẻ cũng như huy động sự chung sức của cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm vượt qua khó khăn.

Lớp học “khai giảng” sớm

Lớp học “khai giảng” sớm

Những ngày cuối tháng 8, hàng trăm học sinh ở những lớp học tình thương (LHTT) trên địa bàn tỉnh đã “khai giảng” năm học mới. Ở lễ khai giảng đó, không tiếng trống trường, không rộn ràng cờ hoa nhưng đầy ắp tình thương của những thầy cô giáo là các anh chị tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Bình Dương hiện có 12 LHTT do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý với hơn 400 em.

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Từ ánh mắt trong veo, qua những câu chuyện sôi nổi, hồn nhiên của những đứa trẻ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật gần gũi và kính yêu biết mấy… Đã lâu rồi, ở góc sân trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một) có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trực quan sinh động như thế, nơi sự kính yêu, lòng biết ơn của thế hệ thiếu nhi dành cho Bác ngày càng nhiều hơn, nơi tình yêu quê hương đất nước và lý tưởng đẹp đẽ của các em đang được cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường từng ngày vun đắp…

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học, trong đó có nội dung không xếp quá 35 học sinh/lớp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các trường Tiểu học ở Bình Dương.

fbytzltw