Xã Vĩnh Yên quyết tâm “về đích” nông thôn mới

LCĐT - Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) “về đích” nông thôn mới. Đến thời điểm này, xã đã đạt 15/19 tiêu chí, 4 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, điện, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm.

Thôn Pác Mạc là khu vực trung tâm của xã, đã đạt 13 tiêu chí, đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí còn lại để “về đích” thôn nông thôn mới trong năm nay. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân trong thôn đã đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng việc mở rộng kinh doanh dịch vụ và trồng quế. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 50 triệu đồng/năm. Thu nhập được cải thiện, người dân có điều kiện chỉnh trang nhà ở, hiến đất, đóng góp ngày công để thi công các tuyến đường liên thôn, liên gia. Vừa qua, với nguồn huy động xã hội hóa cùng sự đóng góp của người dân, thôn đã khánh thành tuyến đường điện “Thắp sáng đường quê” dài 1,5 km. Đối với tiêu chí điện sinh hoạt, hiện còn 20 hộ tự đầu tư kinh phí, kéo điện về sử dụng dẫn đến chất lượng nguồn điện chưa cao. Ngành chức năng và chính quyền địa phương đã hoàn thiện thủ tục theo quy định, sớm triển khai các hạng mục để phục vụ nhu cầu sử dụng điện lưới quốc gia của người dân trong thôn. Pác Mạc cũng chưa có lò đốt rác tập trung, lượng rác thải sinh hoạt được các gia đình trong thôn tự thu gom, xử lý nên chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Giải quyết khó khăn này, thôn đã họp và thống nhất đề nghị xã bố trí quỹ đất để xây dựng lò đốt rác tập trung và nhất trí thuê người thu gom rác thải để xử lý theo quy định. Bà Hoàng Thị Vang, Trưởng thôn Pác Mạc cho biết: Thôn đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, đồng thời rà soát, thực hiện bền vững, tiến tới nâng cao các tiêu chí, quyết tâm đạt mục tiêu thôn nông thôn mới...

Trồng và chế biến sả giúp người dân xã Vĩnh Yên nâng cao thu nhập.
Trồng và chế biến sả giúp người dân xã Vĩnh Yên nâng cao thu nhập.

Để đạt 4 tiêu chí còn lại, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Yên đang chỉ đạo tập trung các nguồn lực hỗ trợ, huy động sự đóng góp của người dân để thực hiện. Đối với tiêu chí điện sinh hoạt, hiện còn hơn 200 hộ chưa có điện sử dụng thường xuyên. Vừa qua, đơn vị chủ đầu tư đã khảo sát, phối hợp cùng địa phương tuyên truyền, vận động người dân góp công, hiến đất, hoa màu, cây lâm nghiệp để thông tuyến, kéo điện về các thôn. Qua khảo sát, xã dự kiến có thêm 4 trạm biến áp đặt tại Nặm Khạo, Nặm Kỳ, Nặm Mược và Lùng Ác 1 - Nặm Xoong (Tổng Kim). Tuy nhiên, nguồn kinh phí được cấp chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu để đạt tiêu chí, xã đã kiến nghị với huyện có phương án giải quyết phù hợp, phấn đấu trên 96% người dân trong xã được sử dụng điện thường xuyên.

Về giao thông, xã đã đổ bê tông được 28,46 km trong số 50,76 km đường liên thôn. Cùng với đó, đường làng, ngõ xóm, đường trục chính nội đồng lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Hiện nay, vướng mắc nhất trong thực hiện tiêu chí giao thông là việc thi công tuyến đường từ UBND xã đến Nặm Kỳ. Tuyến đường này đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình nâng cấp đường UBND xã Vĩnh Yên - Nặm Kỳ với chiều dài hơn 4,2 km, tiêu chuẩn đường cấp B giao thông nông thôn, mặt đường láng nhựa nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng tìm giải pháp tháo gỡ.

Đối với tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, xã Vĩnh Yên đã phối hợp với đơn vị thi công đẩy nhanh giải phóng, san lấp mặt bằng để xây dựng khu hành chính mới, nhà văn hóa xã kết hợp với khu thể thao xã. Hiện nay, dự án đã được khảo sát, thống kê, đền bù cho các hộ theo quy định, đồng thời hoàn thiện thiết kế sân thể thao.

Đối với tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, xã đang điều chỉnh quy hoạch nghĩa trang, bãi rác tại khu Nặm Rịp (Khuổi Vèng) và đẩy nhanh tiến độ xây dựng bãi rác, khu nghĩa trang, phấn đấu hoàn thành trước tháng 11 năm nay. Về việc thu gom rác thải và xử lý nước thải khu dân cư tập trung, xã Vĩnh yên kết hợp các nguồn vốn hỗ trợ, vận động các gia đình sử dụng nước sạch, xây dựng công trình thiết yếu như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc hầm bioga đối với hộ chăn nuôi số lượng lớn. Các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đào hố rác, phân loại rác thải, sửa chữa hàng rào, khơi thông cống rãnh và trồng nhiều cây xanh quanh nhà.

Những khó khăn, vướng mắc đang được Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Yên tập trung tháo gỡ, quyết tâm đưa xã Vĩnh Yên đạt chuẩn chương trình xây dựng nông thôn mới trong năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vực dậy các công ty lâm nghiệp

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW: Vực dậy các công ty lâm nghiệp

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (Nghị quyết số 30), mặc dù đã được duy trì, củng cố và phát triển nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của 2 công ty lâm nghiệp trên địa bàn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn thua lỗ, nếu lợi nhuận thì cũng rất thấp.

Sáng tạo ở Tả Ngài Chồ

Sáng tạo ở Tả Ngài Chồ

Để nuôi lợn đen hiệu quả và bền vững, những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương đã triển khai cách làm sáng tạo, đó là chuyển pha nuôi lợn sinh sản, thiết lập “ngân hàng” giống trong các hộ trên địa bàn.

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Bước vào tháng 5, mận Tam Hoa tại huyện vùng cao Bắc Hà bắt đầu “đủng đỉnh” chín. Mới chớm vụ mà ngày nào chị Lục Thanh Xuân, thôn Na Lo, xã Tà Chải cũng tất bật để chuẩn bị vào mùa. Chị Xuân cười nói: Bắt đầu từ giờ đến khoảng 1 tháng nữa, ngày nào cũng chỉ... ăn và đi hái mận.

Một thoáng Hồng Cam

Một thoáng Hồng Cam

Men theo ký ức về bến đò Hồng Cam, chúng tôi tìm về nơi kết nối giữa xã Cam Cọn và một số xã lân cận (Bảo Yên) với các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh như Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Cứ ngỡ sẽ được đi trên chuyến đò chông chênh đầy gió để sang sông, vậy nhưng từ trong xanh thẳm, cây cầu như sợi chỉ trắng đã nối liền bờ vui.

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Trước tình trạng số thịt gia súc giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ bán trên thị trường chiếm tỷ lệ thấp trên tổng số gia súc được giết mổ để kinh doanh, UBND tỉnh đã có văn bản về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

fb yt zl tw