WHO đưa ra chiến lược mới trong phòng, chống COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố chiến lược mới trong phòng chống COVID-19, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn.

Theo chiến lược phòng COVID-19 mới, WHO tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn.

Theo chiến lược phòng COVID-19 mới, WHO tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn.

Việc công bố này diễn ra trước thềm cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO để quyết định liệu có nên duy trì mức cảnh báo tối đa đối với đại dịch COVID-19, vốn được đưa ra vào tháng 1/2020 khi bắt đầu đại dịch hay không. Quyết định cuối cùng thuộc về Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, và có thể được công bố sau vài ngày diễn ra cuộc họp nói trên.

Trong khi chờ đợi, WHO đã công bố kế hoạch chiến lược ứng phó với COVID-19 cho giai đoạn 2023 - 2025. Đây là kế hoạch thứ tư của WHO kể từ khi các ca bệnh đầu tiên được báo cáo vào cuối năm 2019 tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

Chiến lược mới sẽ duy trì 2 mục tiêu của kế hoạch trước đó, từng được đưa ra vào năm 2022, là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, kế hoạch mới bổ sung mục tiêu thứ 3 là "hỗ trợ các quốc gia khi họ chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 một cách bền vững lâu dài hơn".

Theo WHO, việc tiếp tục nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 và tác động của nó là điều cần thiết. "Việc ứng phó với COVID-19 rất tốn kém, nhưng cái giá phải trả sẽ lớn hơn nếu chúng ta không xây dựng các khoản đầu tư đó bằng cách thực hiện cam kết bền vững đối với khoa học và sức khỏe cộng đồng", ông Tedros cảnh báo.

Tuần trước, WHO cho biết số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% kể từ đầu năm nhưng cảnh báo rằng virus vẫn đang hoạt động. Theo WHO, các quốc gia sẽ phải học cách quản lý các tác động không khẩn cấp đang diễn ra của dịch bệnh này, bao gồm cả tình trạng hậu COVID-19.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw