Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng vừa được đưa ra sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững. 

7.jpg
Nhân dân trong nước và kiều bào tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước sẽ ngày càng phát triển, giàu mạnh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Khi cơn bão số 3 đổ bộ vào miền bắc với sức gió đạt cấp siêu bão, nhiều bạn nước ngoài đã hỏi tôi: không biết Việt Nam sẽ chống chọi ra sao với cơn bão của thế kỷ này. Thế rồi, họ đã rất ngạc nhiên trước sự đoàn kết, sẻ chia của đồng bào Việt Nam trong cơn hoạn nạn.

Toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc, từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và tất cả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng chính quyền các cấp, không quản mưa gió ngập lụt và nguy hiểm, đã đi đến mọi vùng bão lụt của đất nước, đến với từng người dân cần sự giúp đỡ.

Bộ đội, công an nhân dân đã thực sự là những người từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Những hình ảnh tốt đẹp ấy đã đi vào lòng mọi người dân Việt Nam.

Đấy chính là sức mạnh đồng lòng của cả dân tộc. Càng khó khăn, càng chung sức đồng lòng vượt qua mọi gian khó.

Hội nghị Trung ương vừa qua đã đưa ra những quyết sách quan trọng, mang lại những tín hiệu tích cực cho triển vọng phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Dự án xây dựng đường sắt tốc độ 350 km/giờ, tương đương với giao thông của Pháp hiện nay, sẽ giúp kết nối ba miền đất nước một cách nhanh chóng.

Cùng với Chiến lược xây dựng các cụm cảng hàng không tầm cỡ khu vực và quốc tế, cũng như việc hiện đại hóa và mở rộng các cụm cảng đường thủy, sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một đất nước năng động và thuận tiện để phát triển tất cả các vùng miền và thu hút hơn nữa đầu tư quốc tế.

Chúng tôi, kiều bào ở nước ngoài, mong muốn làm sao thúc đẩy và làm nhanh hơn nữa để những dự án này có thể bắt đầu và hoàn thành xây dựng sớm nhất.

Việc xây dựng hạ tầng mềm với quyết tâm quyết liệt bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số sẽ là động lực tiếp theo đưa đất nước lên tầm cao mới. Trên cơ sở xây dựng hệ thống công nghệ xanh, công nghệ cao như AI trong các lĩnh vực khác nhau, công nghệ bán dẫn… chắc chắn Việt Nam sẽ có được những nền tảng vững chắc trong tương lai.

Việc hoàn thiện các hành lang pháp lý cho các lĩnh vực này sẽ giúp cho việc phát triển của Việt Nam vừa nhanh chóng, vừa chắc chắn.

Với những bước tiến đột phá trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng. Trong đó có việc đánh giá các nguy cơ về biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt để có những chính sách ứng phó hiệu quả, phù hợp, giảm thiểu tối đa hậu quả và phòng ngừa trong tương lai.

Rồi làm sao để tránh được nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bằng cách nâng cao chất lượng sản xuất với giá trị gia tăng ngày càng nhiều của chất xám. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế là dấu hiệu rất tích cực đối với kiều bào và cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Kế thừa thành quả của sự nghiệp gần 40 năm đổi mới, với những quyết sách của Ban Chấp hành Trung ương, mà đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước Việt Nam sẽ vững bước tiến vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của độc lập, tự cường tự tôn dân tộc, hội nhập quốc tế, tiến bước cùng thời đại, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, phồn vinh và hạnh phúc đúng với nguyện vọng của hàng triệu kiều bào ở nước ngoài cũng như ở Pháp.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw