Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Du thuyền trên vịnh Hạ Long.
Du thuyền trên vịnh Hạ Long.

Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long không chỉ là niềm tự hào của tỉnh Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Vẻ đẹp “bất tử” của một kỳ quan thiên nhiên

Với hàng nghìn đảo đá vôi nhấp nhô, những hang động kỳ bí, bãi biển hoang sơ và hệ sinh thái phong phú, Vịnh Hạ Long xứng đáng là một bức tranh thủy mặc sống động, quy tụ đầy đủ vẻ đẹp của thiên nhiên. Đây không chỉ là một cảnh quan tuyệt đẹp mà còn là một kho tàng giá trị địa chất, địa mạo độc đáo với hệ thống hang động, động đá vôi hàng triệu năm tuổi.

Cảnh sắc tại Vịnh Hạ Long thay đổi theo từng thời điểm trong năm, mang đến cho du khách một trải nghiệm luôn mới mẻ và kỳ thú.

Giá trị của Vịnh Hạ Long còn nằm ở sự đa dạng sinh học, với hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, trong đó có nhiều loài đặc hữu. Những truyền thuyết về Rồng, những câu chuyện dân gian gắn liền với các đảo đá hay các hang động nổi tiếng cũng là những yếu tố làm tăng thêm sự huyền bí và hấp dẫn cho nơi đây.

Vịnh Hạ Long - Cơ hội mới cho tương lai

Vào ngày 16/9/2023, Vịnh Hạ Long cùng quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới kép đầu tiên của Việt Nam. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng, khẳng định giá trị của hai địa phương Quảng Ninh và Hải Phòng trong việc bảo tồn và phát huy di sản thiên nhiên.

Vẻ đẹp của Vịnh Lan Hạ (nằm ở phía Đông đảo Cát Bà) nhìn từ trên cao.
Vẻ đẹp của Vịnh Lan Hạ (nằm ở phía Đông đảo Cát Bà) nhìn từ trên cao.

Cùng với việc mở rộng phạm vi công nhận Di sản, sự phối hợp giữa Quảng Ninh và Hải Phòng trong công tác quản lý, bảo vệ vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà sẽ là yếu tố quan trọng giúp bảo tồn và phát triển bền vững di sản này trong tương lai.

Trải qua 30 năm, Vịnh Hạ Long đã khẳng định sức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn của mình. Từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Tuy nhiên, tiềm năng của Vịnh Hạ Long còn rất lớn và chưa được khai thác hết.

Với sự phát triển không ngừng, Vịnh Hạ Long có thể trở thành một trung tâm du lịch đẳng cấp, phục vụ cho các du khách cao cấp. Các sản phẩm du lịch tại đây, từ tham quan hang động, nghỉ đêm trên du thuyền đến các hoạt động thể thao biển như chèo kayak, sẽ tiếp tục được nâng cấp và phát triển thêm những sản phẩm mới, đặc sắc.

Tại Vịnh Hạ Long, du thuyền là hình thức du lịch truyền thống.
Tại Vịnh Hạ Long, du thuyền là hình thức du lịch truyền thống.

Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, thừa nhận: “Mặc dù vịnh Hạ Long đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng trong 10 năm qua, các sản phẩm du lịch tại đây chưa có nhiều sự đổi mới. Vịnh Hạ Long hiện mới khai thác được khoảng 10-20% tiềm năng du lịch. Chúng tôi đang phối hợp nghiên cứu để nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có và phát triển những sản phẩm cao cấp hơn nhằm thu hút du khách quốc tế và những đối tượng khách có khả năng chi trả cao.”

Đặc biệt, vịnh Hạ Long có thể khai thác mô hình du thuyền cao cấp như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang thực hiện.

Một bến du thuyền tiêu chuẩn 5 sao sẽ giúp nâng tầm trải nghiệm du lịch, mang lại những cơ hội mới cho ngành du lịch của Quảng Ninh và Việt Nam.

Bảo tồn và phát triển bền vững

Dù đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, việc duy trì và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long vẫn cần sự chú trọng đặc biệt.

Để di sản thiên nhiên này trường tồn bền vững, các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm và nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của vịnh Hạ Long là những yếu tố quan trọng.

Đầu tư vào các dự án nghiên cứu, giám sát bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường sẽ giúp Vịnh Hạ Long tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Sau 30 năm, Vịnh Hạ Long đã khẳng định được giá trị và tầm quan trọng không chỉ với Quảng Ninh, Việt Nam mà còn đối với thế giới.

Để vịnh Hạ Long mãi mãi là viên ngọc quý của thiên nhiên, chúng ta cần tiếp tục bảo vệ và phát triển di sản này một cách bền vững, hướng tới một tương lai phát triển du lịch sinh thái, văn hóa đầy hứa hẹn.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

fb yt zl tw