Việt Nam từ góc nhìn của bạn bè quốc tế

Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mà vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống thì việc quan tâm đến ý kiến góp ý của du khách nước ngoài là rất cần thiết

Trong thời đại công nghệ số, bùng nổ thông tin thì sức mạnh của truyền thông, mạng xã hội là rất lớn. Những du khách chuẩn bị cho hành trình thường tìm kiếm lời khuyên từ những người đi trước.

Những khuyến cáo chân thực

Điểm qua hơn chục trang web và các bài viết về những lời khuyên khi đi du lịch Việt Nam của các blogger du lịch, có thể thấy có một số ý kiến khá tương đồng. Qua những trải nghiệm thực tế của mình, hầu hết người viết đều ca ngợi Việt Nam là điểm đến có thiên nhiên đẹp, con người thân thiện, văn hóa đa dạng, ẩm thực phong phú, kinh tế - xã hội ổn định và phát triển. Họ cũng cho người đọc thấy những vấn đề nổi trội cần chú ý và đưa ra những khuyến cáo rất chân thực.

Cũng giống như ở một số quốc gia khác, họ khuyên khi đi du lịch Việt Nam, phải cẩn thận với nạn trộm cướp ở những thành phố lớn; nạn chèo kéo, lừa đảo, gian lận về taxi, bán tour, khách sạn không chất lượng, có một số trang web không chính thống...

Khác ở Thái Lan, đa số người bán hàng hoặc nhân viên du lịch ở các làng quê Việt Nam không biết tiếng Anh, có thể gây khó khăn khi giao tiếp. Du khách cũng gặp một số khó khăn với hệ thống ATM khi rút tiền từ thẻ tín dụng quốc tế. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và không được uống trực tiếp nước máy cũng được nêu ra. Các blogger cảnh báo nhà vệ sinh công cộng không có giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay, thực tế này cũng giống tại Thái Lan.

Đối với việc đi sang đường ở Việt Nam, họ mô tả như "những trò may rủi". Một số còn nhận xét người dân Việt Nam không tuân thủ đèn tín hiệu và luật giao thông. Một số blogger khó tính hơn bày tỏ sự khó chịu khi vỉa hè ở các thành phố lớn tại Việt Nam thường bị chiếm dụng để đỗ xe máy, bán hàng rong nên người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Văn hóa xếp hàng ở Việt Nam không phải lúc nào cũng được tuân thủ.

Blogger "Life of Brit" đến từ Anh đã khuyến cáo mọi người có ý định tới Việt Nam hãy mang theo chai nước của mình và ống hút kim loại để giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm cho môi trường, vốn đã bị ảnh hưởng từ nguyên nhân văn hóa ẩm thực đường phố và xe máy. Các điểm du lịch của Việt Nam thường quá tải trong những dịp lễ, Tết cũng là một vấn đề mà các khách du lịch phải lường trước.

Thác Bản Giốc (Cao Bằng).

Giữ môi trường xanh, sạch

Bên cạnh những khuyến cáo nêu trên, các tác giả đều thú nhận là Việt Nam rất đáng yêu với những miền quê thanh bình, vùng núi non hoang dã, những bản làng chưa được khám phá, những vùng biển xanh cát trắng, những người đàn bà quang gánh ngay trong lòng phố thị... Riêng đối với tín đồ cà phê thì Việt Nam là một trải nghiệm tuyệt vời. Việt Nam còn có các dịch vụ cắt tóc, làm móng, massage, may quần áo "rẻ đến phát điên".

Có một điểm chung mà các blogger cùng khuyên khách du lịch là hãy lịch sự và giữ thể diện cho người dân địa phương vì theo họ, người Việt Nam rất coi trọng thể diện. Phải chăng đó là một trong những lý do mà du khách nước ngoài luôn nói với chúng ta những lời nhận xét "có cánh" khi đang du lịch tại Việt Nam? Anh P.M.D, một hướng dẫn viên du lịch quốc tế chuyên dẫn khách tiếng Anh tại TP HCM và các tỉnh lân cận, cho biết khách du lịch nói Việt Nam sạch hơn nhiều quốc gia đang phát triển khác và họ rất thông cảm vì cái gì cũng cần có lộ trình. Họ nói vậy nhưng chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật khách quan, vào số lượng khách du lịch quay trở lại để biết mình cần phải làm gì.

Sự tinh tế của du khách nước ngoài thực ra không khó hiểu. Họ là những người đến từ những nền văn hóa khác, vốn có những chuẩn mực xã hội rõ ràng, như tính cách lịch sự; ưa thích sự sạch sẽ; không xả rác nơi công cộng; xếp hàng và giữ trật tự nơi công cộng; giúp đỡ người già neo đơn và bảo vệ trẻ em; ghét sự gian lận và lừa đảo. Họ đặc biệt yêu thiên nhiên, đề cao việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên và động vật hoang dã...

Tất cả những gì các blogger du lịch quốc tế viết ra là hình ảnh Việt Nam từ góc nhìn của họ. Nếu hình ảnh chưa đẹp mà không được chúng ta cải thiện trên thực tế thì thật sự rất uổng phí cho du lịch Việt Nam.

***

(Bài viết sử dụng nguồn: Smartraveller.gov.au, Life of Brit, Holidifi, Culture of trip, Thebohochica.com, Hoponworld.com, Wandering Whetleys, Thereshegoesagain.org, Tripadvisor, WanderOn, Vickyflipfloptravels.com và báo cáo của Trung tâm Thông tin Du lịch - Cục Du lịch quốc gia Việt Nam)

Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng trong tốp đầu thế giới, xếp thứ 7 từ tháng 3 đến tháng 6-2023, tăng 3-4 lần so với cùng kỳ năm 2022; là điểm đến duy nhất trong Đông Nam Á - nằm ở nhóm này từ đầu năm 2023 (theo dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google).

Theo Báo Người Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw