Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ người bị đột quỵ cao nhất thế giới

Theo Tổ chức Đột quỵ thế giới, cứ 2 giây lại có 1 ca đột quỵ mới xảy ra trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% ca bệnh dẫn đến tử vong hoặc tàn phế nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Đột quỵ thế giới, cứ 2 giây lại có 1 ca đột quỵ mới xảy ra trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% ca bệnh dẫn đến tử vong hoặc tàn phế nghiêm trọng.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Ngày 20/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tiền Phong phối hợp với Đại học Quốc tế Hồng Bàng tổ chức Hội thảo "Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động", quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đột quỵ, tim mạch trên cả nước. Tham dự và chủ trì có TS.BS - CKII Nguyễn Tri Thức - Thứ trưởng Bộ Y tế.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, nhà báo Lê Minh Toản, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cảnh báo điều đáng lo ngại là căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa rõ rệt, ảnh hưởng cả đến người lao động trẻ, thanh niên, thậm chí học sinh. Trong khi đó, nhận thức cộng đồng về phòng ngừa bệnh đột quỵ còn hạn chế. Nhiều người chưa biết cách nhận diện dấu hiệu sớm, chưa chú trọng khám sức khỏe định kỳ hay duy trì lối sống lành mạnh.

Tại hội thảo, TS.BS - CKII Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng không nên để nỗi sợ đột quỵ lấn át lý trí. Điều quan trọng là hiểu đúng, biết rõ yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay lối sống thiếu vận động, từ đó chủ động phòng ngừa thay vì sợ hãi mơ hồ.

Để phòng, chống hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý người dân cần biết đến và tiếp cận các cơ sở y tế uy tín trong phòng ngừa, tầm soát đột quỵ. Cùng với đó, cần khám lâm sàng kỹ lưỡng và được ưu tiên để tránh lạm dụng cận lâm sàng không cần thiết, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị.

Chia sẻ về gánh nặng chi phí, TS.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, chi phí điều trị toàn cầu cho bệnh đột quỵ ước tính hơn 890 tỷ USD, chiếm 0,66% tổng GDP toàn cầu.

Sự gia tăng liên tục gánh nặng của đột quỵ là một thách thức lớn đối với các hệ thống y tế trên thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam nằm trong số những nước có màu đỏ đậm nhất - nhóm các quốc gia có tỷ lệ đột quỵ cao nhất. Tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ lần lượt là 161 và 415 trên 100.000 người.

Dự báo các nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật trên thế giới vào năm 2050 là bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, đái tháo đường, COPD. Như vậy, đột quỵ đứng hàng thứ 2.

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng trình bày tham luận tại hội thảo.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng trình bày tham luận tại hội thảo.

Trong phần báo cáo tham luận của mình, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng khoa bệnh lý mạch máu não (Bệnh viện Nhân dân 115) nhấn mạnh, đột quỵ không phải là căn bệnh "trời kêu ai nấy dạ". Khoảng 90% các bệnh nhân đột quỵ đều có yếu tố nguy cơ. Vì thế, việc tốt nhất là kiểm soát yếu tố nguy cơ, chứ không phải uống một viên thuốc có thể phòng ngừa điều trị suốt đời.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, y bác sĩ, lãnh đạo ngành Y tế đã chia sẻ về chiến lược phòng chống đột quỵ. Theo đó, đầu tiên phải bắt đầu từ chiến lược trên toàn thể dân số như thúc đẩy lối sống lành mạnh, giáo dục nâng cao nhận thức về đột quỵ và các yếu tố nguy cơ...

Thứ hai là chiến lược cá nhân như sàng lọc đơn giản về huyết áp, chẩn đoán, xác định người có bất cứ nguy cơ nào của đột quỵ, bệnh tim mạch.

Khi bị đột quỵ phải chăm sóc liên tục từ khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng. Các giai đoạn phải trải qua gồm: Nhận biết - đánh giá, chẩn đoán - can thiệp, phục hồi chức năng, tái hòa nhập và phòng ngừa, giáo dục.

"Giờ vàng" là yếu tố sống còn với bệnh nhân đột quỵ: “Giờ vàng” là yếu tố sống còn, có vai trò quan trọng. Mỗi phút trôi qua trong cơn đột quỵ, người bệnh có thể mất 2 triệu tế bào thần kinh. Trong khoảng thời gian 3 - 6 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến cơ sở y tế chuyên sâu và điều trị kịp thời bằng thuốc tiêu sợi huyết (IV rTPA) hoặc can thiệp nội mạch lấy huyết khối thì khả năng phục hồi hoàn toàn có thể lên đến 90%.

Dẫn chứng một ca lâm sàng, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng cho biết, Bệnh viện Nhân dân 115 từng tiếp nhận một ca lâm sàng là bé gái 14 tuổi, không có tiền sử bệnh, đột ngột yếu liệt nửa người trái và nhà của bệnh nhân này cách thành phố Hồ Chí Minh 20km. Ban đầu, bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế huyện cách nhà 2km. Đơn vị y tế nghi ngờ đột quỵ nên chuyển lên bệnh viện tỉnh, thêm khoảng cách di chuyển 5km. Sau đó, bệnh viện tỉnh chụp CT, chẩn đoán đột quỵ mới chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115, quãng đường di chuyển 27km.

“Khi tôi tiếp nhận, thời gian đã kéo dài 24 tiếng. Bệnh nhân đã chết não nên chúng tôi không thể làm gì thêm. Nếu cô bé được chuyển đến chúng tôi ngay từ đầu thì có thể đã khác. Thực trạng ở Việt Nam, 80% bệnh nhân khi được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa điều trị đột quỵ đã vượt quá thời gian vàng (4,5 giờ)”, ông Thắng nhấn mạnh.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

fb yt zl tw