Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên và quan trọng hàng đầu của Thụy Sĩ ở Đông Nam Á

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Davos, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd cam kết tiếp tục viện trợ phát triển với hơn 40 dự án đang được triển khai trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd tại Davos, Thụy Sĩ.

Theo TTXVN, sáng 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, nhân dịp dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Davos 2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd.

Tổng thống Amherd khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên và quan trọng hàng đầu của Thụy Sĩ ở Đông Nam Á.

Bà đưa ra cam kết sẽ tiếp tục viện trợ phát triển cho Việt Nam, với hơn 40 dự án đang được triển khai trên các lĩnh vực, trong đó có việc chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững, giáo dục, doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Thụy Sĩ đã cung cấp ODA và mong có thêm nhiều doanh nghiệp nước này đầu tư vào Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất sẽ có cách tiếp cận linh hoạt trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam, Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, tạo thuận lợi và bảo đảm lợi ích của các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước.

Hai lãnh đạo khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), giảm thiểu tác động của các nhân tố địa chính trị tới chuỗi cung ứng và sự luân chuyển của hàng hóa ở khu vực và trên toàn cầu.

Thủ tướng cũng đề nghị Thụy Sĩ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ hội nhập tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thụy Sĩ và góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Việt Nam là hình mẫu lạc quan trong thế giới biến động

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thư ký Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Rebeca Grynspan.

Hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính vào cùng ngày, Tổng thư ký Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Rebeca Grynspan khẳng định UNCTAD luôn coi Việt Nam là một hình mẫu về phát triển, về niềm tin và sự lạc quan trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

Thủ tướng mong UNCTAD tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giúp đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện tuyển dụng thêm nhiều chuyên gia Việt làm việc tại Ban thư ký UNCTAD; mong UNCTAC phát huy hơn nữa vai trò trong thúc đẩy hợp tác toàn cầu và hợp tác Nam - Nam, nhất là mô hình hợp tác ba bên, giữa Việt Nam với một nước phát triển và một nước kém phát triển hơn.

Nhân dịp này, Thủ tướng đã chuyển lời mời bà Grynspan sớm sang thăm Việt Nam.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/9, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia Nigeria (NEMA) cho biết lũ lụt nghiêm trọng đã nhấn chìm thành phố Maiduguri, Đông Bắc nước này, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và hơn 400.000 người phải di dời. NEMA quan ngại con số thiệt hại sẽ còn tăng lên.

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Hai năm sau khi vọt lên ở mức 8 - 9%, lạm phát ở Mỹ và các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2% trong khi các nước đang phát triển cũng ghi nhận lạm phát giảm mạnh.

Khai mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79: Hàn gắn một thế giới bị chia rẽ

Khai mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79: Hàn gắn một thế giới bị chia rẽ

Khoá họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khai mạc hôm nay (10/9) tại thành phố New York, Mỹ, với chủ đề “Đoàn kết và đa dạng để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững và nhân phẩm ở mọi nơi và cho tất cả mọi người”. Sự kiện được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy các hành động chung toàn cầu và hàn gắn một thế giới bị chia rẽ.

fbytzltw