Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong số các thị trường mới nổi

Theo bài viết mới đây trên trang tin seekingalpha.com, cơ hội sẽ rộng mở với các nhà đầu tư khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, vượt xa các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xưởng sản xuất giày da, Công ty TNHH Giày Gia Định, thành phố Thủ Đức.

Trang mạng chuyên đăng tin tức về thị trường tài chính có trụ sở tại Israel cho biết nền kinh tế Việt Nam có nhiều động lực tăng trưởng, trong đó phải kể đến lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, tài nguyên thiên nhiên và mối quan hệ thương mại với các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc. Theo bài viết, Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Có nhiều yếu tố cho thấy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư vào thị trường mới nổi.

Một trong những yếu tố đó là lợi ích của nền kinh tế định hướng trong nước mà Việt Nam đang xây dựng. Thay vì dựa vào các yếu tố bên ngoài như tình hình thị trường toàn cầu, nhu cầu nước ngoài và chính sách thương mại, nền kinh tế định hướng trong nước mang lại rất nhiều lợi ích cho những quốc gia dịch chuyển từ nền kinh tế chủ yếu định hướng xuất khẩu.

Theo đó, các nền kinh tế được thúc đẩy nhờ nhu cầu trong nước thường ổn định hơn vì ít bị ảnh hưởng trước các điều kiện thị trường quốc tế và căng thẳng chính trị. Các nền kinh tế định hướng trong nước cũng thường đa dạng hơn so với các nền kinh tế định hướng xuất khẩu, vốn dựa vào các mặt hàng xuất khẩu theo chu kỳ; cũng như ít phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như nhu cầu nước ngoài, biến động tiền tệ, chính sách thương mại và giá cả hàng hóa. Ngoài ra, khi nhu cầu trong nước mạnh, các công ty trong nước cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ hơn, qua đó tăng cường sự đổi mới sáng tạo và khả năng cạnh tranh.

Tác giả bài viết cũng lưu ý rằng các nền kinh tế định hướng trong nước có một số điểm yếu như dễ bị tổn thương trước các chu kỳ kinh tế, mức độ đa dạng hóa hạn chế và dễ bị ảnh hưởng trước áp lực lạm phát. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế đa dạng, cân bằng giữa tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và nhu cầu nội địa ngày càng tăng. Nhờ đó, Việt Nam vừa xuất khẩu mạnh vừa có cơ sở người tiêu dùng nội địa tăng.

Cơ hội sở hữu cổ phần đại chúng của Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài chính, bất động sản và mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Trong chỉ số MarketVector Vietnam Local Index, 10 cổ phiếu hàng đầu đều thuộc những lĩnh vực này và cũng phụ thuộc nhiều vào doanh thu trong nước. Điều này củng cố thêm lập luận rằng nền kinh tế Việt Nam có nhu cầu nội địa mạnh.

Chứng khoán trong nước của Việt Nam vẫn tăng so với mặt bằng chung của các thị trường mới nổi kể từ năm 2018. Theo seekingalpha.com, với những cải cách về cơ cấu kinh tế và thị trường của Việt Nam trong thập kỷ qua, các nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng cơ hội mới nổi này.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ tốt hơn quyền của người tiêu dùng

Bảo vệ tốt hơn quyền của người tiêu dùng

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, thương mại điện tử cùng sự xuất hiện của nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới mang đến nhiều tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ðây không phải vấn đề mới nhưng trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân có những điều chỉnh đáng kể trong tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn.

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là 7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Sau đây là các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo.

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Ngành thú y đã quan tâm quản lý công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng hóa chất, vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn nảy sinh một số tồn tại. Ngay sau khi được ghi nhận, ngành thú y đã chỉ đạo các cấp vào cuộc, tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin.

fb yt zl tw