Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (16th AMRI), Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 (7th AMRI+3) và các hội nghị quan chức cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 23/9 tại Đà Nẵng.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chủ trì đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (16th AMRI), Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 (7th AMRI+3) và các hội nghị quan chức cấp cao liên quan. Hội nghị diễn ra từ ngày 20 đến 23/9 tại Furama Resort Đà Nẵng (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

Chiều 18/9, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo thông tin về sự kiện. Năm nay, Việt Nam lựa chọn chủ đề: “Truyền thông: Từ Thông tin tới Tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng” (tiếng Anh: “Media: From Information to Knowledge for a Resilient and Responsive ASEAN”) làm chủ đề xuyên suốt trong toàn bộ nội dung nghị sự.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chủ trì buổi họp báo.

Chủ đề nêu bật vai trò, sứ mệnh của lĩnh vực truyền thông trong giai đoạn mới, đưa thông tin trở thành động lực của phát triển, không chỉ cung cấp thông tin, mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ thông tin thành tri thức, để xây dựng một ASEAN Tự cường (Resilient), củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu và Thích ứng (Responsive) để khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN không chỉ hướng nội, mà còn có sẵn sàng ứng phó với những biến động trước tình hình thế giới hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, trong khuôn khổ tuần lễ diễn ra sự kiện, các hoạt động chính bao gồm: Hội nghị Bộ trưởng AMRI lần thứ 16 là diễn đàn để các Bộ trưởng phụ trách về thông tin của các nước ASEAN thảo luận đưa ra định hướng và chỉ đạo thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN trong các lĩnh vực gồm Báo chí; Phát thanh và Truyền hình; Internet (Mạng xã hội, Websites, truyền thông trên nền tảng internet) và Nâng cao nhận thức về ASEAN.

Hội nghị AMRI+3 lần thứ 7 là diễn đàn để các Bộ trưởng phụ trách về thông tin của các nước ASEAN và 3 nước đối thoại (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) thảo luận về các sáng kiến, ưu tiên, định hướng cũng như thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác trong lĩnh vực thông tin.

Hội nghị SOMRI lần thứ 20 và SOMRI+3, SOMRI+ Nhật Bản là các cuộc họp của quan chức cấp cao phụ trách về thông tin của những nước ASEAN và với các nước đối thoại nhằm thảo luận về nhiều nội dung đệ trình lên Hội nghị AMRI và AMRI+3.

Ngoài ra, còn có các diễn đàn, hội thảo gồm: Diễn đàn khu vực ASEAN về Ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng tạo không gian trao đổi mở giữa các cơ quan quản lý nhà nước, báo chí, nền tảng xuyên biên giới và những bên liên quan. Qua đó nhằm khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN trước tác hại của tin giả, hướng đến nỗ lực chung của ASEAN về tạo dựng một không gian thông tin lành mạnh và đáng tin cậy cho người dân.

Hội thảo ASEAN về Chuyển đổi số báo chí - Kiến tạo tri thức số sẽ là cơ hội để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về chiến lược, cách làm hay trong việc thúc đẩy và định hướng các cơ quan báo chí truyền thông chuyển đổi số một cách bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành một xu hướng tất yếu của ngành thông tin.

Ngoài những cuộc họp chính thức, tại sự kiện còn có những hoạt động bên như: các cuộc làm việc song phương giữa những nước; Triển lãm ảnh ASEAN; Khu trải nghiệm trực tuyến phim/ảnh ASEAN (Nền tảng Bản sắc ASEAN, Cổng Thông tin Quốc gia vietnam.vn); Gian hàng của Đà Nẵng và gian hàng của 7 doanh nghiệp công nghệ số.

Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết thêm, đến thời điểm nay, ban tổ chức nhận được danh sách đăng ký của 9/10 nước thành viên ASEAN tham dự hội nghị, đoàn danh sách đăng ký nhiều nhất 20 người. Ngoài ra, Ban tổ chức đã mời Timor Leste tham dự với vai trò quan sát viên của hội nghị. 3 nước đối thoại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã gửi danh sách đại biểu tham dự.

Theo Kinh tế đô thị

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw