Việt Nam cần chiến lược gì để từng bước làm chủ công nghệ AI?

Nếu không nắm trong tay các công nghệ cốt lõi, nguy cơ bị "đô hộ công nghệ" là rất lớn. Công nghệ AI là lĩnh vực trọng điểm, được Việt Nam xác định phải từng bước làm chủ.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị vừa ban hành đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) như một công nghệ chiến lược mà Việt Nam cần làm chủ.

Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Với sự phát triển bùng nổ của AI trong thời gian qua, liệu Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo mà Việt Nam đã ban hành năm 2021 có còn phù hợp? Việt Nam liệu có cần một cách tiếp cận mới về AI để không bị tụt lại phía sau?

Chiến lược "thích nghi"

Khi Việt Nam công bố chiến lược AI vào năm 2021, trên thế giới mới có khoảng 45 quốc gia có chiến lược tương tự. Tuy nhiên, với bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng sự xuất hiện của các mô hình AI tạo sinh (Generative AI) như ChatGPT, Claude, Grok…, một số nước đã điều chỉnh chiến lược AI của mình để thích ứng với tình hình mới.

Nhìn ra thế giới, Singapore đã ban hành chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia lần đầu tiên vào năm 2019. Đến tháng 12/2023, quốc gia này đã cập nhật và mở rộng chiến lược với việc công bố chiến lược AI quốc gia mới, phiên bản 2.0, đặt mục tiêu tăng gấp ba số lượng nhân lực AI trong vòng 3 đến 5 năm tới.

Đầu năm 2024, Tổng thống Nga cũng đã ký sắc lệnh cập nhật chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, nhằm định hình tương lai của nước này trong lĩnh vực AI, sau phiên bản chiến lược đầu tiên ra mắt năm 2019.

Ngày càng có nhiều người trẻ tại Singapore theo đuổi các chương trình đào tạo về công nghệ AI.
Ngày càng có nhiều người trẻ tại Singapore theo đuổi các chương trình đào tạo về công nghệ AI.

Theo PGS.TS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện CNTT (Trường ĐHQG Hà Nội), chiến lược AI của các quốc gia trên thế giới có thể chia làm hai nhóm: chiến lược kiểu "leading" (tiên phong), được các siêu cường như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản theo đuổi, và chiến lược kiểu "adapt" (thích nghi), đặt vấn đề AI ở một bình diện rộng hơn, để giải quyết những vấn đề nội tại.

Từ góc nhìn cá nhân, PGS.TS Việt nhận định, một chiến lược AI hiệu quả phải đặt vấn đề AI trong một bối cảnh rộng hơn, nhằm giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội thực tiễn của Việt Nam.

Theo ông, cách tiếp cận hợp lý với Việt Nam là theo hướng thích nghi, nương theo các xu hướng công nghệ toàn cầu nhưng tập trung vào ứng dụng, để giải quyết các vấn đề cụ thể của Việt Nam. Thay vì chạy theo những công nghệ tốn kém và chưa chắc đem lại lợi ích trực tiếp như mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), Việt Nam có thể tập trung vào các ứng dụng AI chuyên ngành.

GS Trần Thanh Long (Đại học Warwick, Anh) cho rằng, Việt Nam có thể tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách phát triển AI trong các lĩnh vực mà thế giới chưa chú trọng nhưng nước ta có nhu cầu lớn, như nông nghiệp, sản xuất, y tế.

Một ví dụ điển hình là công nghệ thị giác máy tính. Hiện nay, các hệ thống nhận diện khuôn mặt của phương Tây thường không hoạt động hiệu quả với người châu Á do khác biệt về hình dáng khuôn mặt, trang phục và phong cách trang điểm. Nếu Việt Nam đầu tư vào AI thị giác dành riêng cho thị trường châu Á, đây có thể là một hướng đi tiềm năng, giúp đất nước giành được vị thế trong một phân khúc cụ thể.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu

Một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển AI là việc đảm bảo chủ quyền về công nghệ. Theo GS Trần Thanh Long, thế kỷ 21 không còn là cuộc chiến tranh giành đất đai hay kinh tế mà là cuộc cạnh tranh về công nghệ.

Nếu Việt Nam không làm chủ được các công nghệ cốt lõi, nguy cơ bị "đô hộ công nghệ" là rất lớn. Điều này không có nghĩa Việt Nam phải tự phát triển mọi thứ, mà cần xác định rõ những công nghệ nào cần làm chủ, những công nghệ nào có thể hợp tác và nhập khẩu.

Một trong những điểm yếu lớn của Việt Nam hiện nay là dữ liệu. AI không thể phát triển mạnh nếu thiếu dữ liệu chất lượng cao, có tính hệ thống và tuân thủ các quy định bảo mật. Vì vậy, một phần quan trọng trong chiến lược AI mới cần tập trung vào việc xây dựng hạ tầng dữ liệu, đảm bảo khả năng chia sẻ và bảo vệ dữ liệu trong nước.

Người dùng trải nghiệm trợ lý ảo hỗ trợ tra cứu pháp luật do một doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Người dùng trải nghiệm trợ lý ảo hỗ trợ tra cứu pháp luật do một doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam cũng có thể thay đổi cách xây dựng chiến lược AI. Thay vì chỉ là một tài liệu do Nhà nước ban hành, có thể khuyến khích cộng đồng nghiên cứu, doanh nghiệp và chuyên gia cùng tham gia xây dựng chiến lược theo hướng "mở" để từ đó Nhà nước có thể chọn lọc và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Một chiến lược AI tốt cần gắn chặt với chiến lược khoa học công nghệ quốc gia. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo Việt Nam, AI không thể tách rời khỏi chiến lược tổng thể về khoa học công nghệ. Nếu coi AI là một phần của chiến lược đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng tốt hơn các nguồn lực, tránh lãng phí và đầu tư hiệu quả hơn.

Việt Nam đang đứng trước thời điểm quan trọng khi cần thể hiện khả năng thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, chiến lược AI của Việt Nam nên tập trung vào việc thích nghi, chọn lọc các phân khúc có lợi thế và giải quyết bài toán kinh tế - xã hội thực tế. Một chiến lược AI mở, linh hoạt, kết hợp với chiến lược khoa học công nghệ tổng thể sẽ giúp Việt Nam khai thác tối đa tiềm năng của AI, đồng thời đảm bảo chủ quyền công nghệ.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam, gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, tổ chức tọa đàm khoa học quốc tế thường niên Bắc Âu lần thứ 8 với chủ đề “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.

Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06: Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Sáng 18/3, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Sáng 14/3, dự Diễn đàn chính sách “Việt Nam chủ động phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới” trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025 (AISC 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Google, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành "người hùng" mới của kinh tế Việt Nam khi có tiềm năng đóng góp 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP. Từ chiến lược quốc gia đến những bước đi của doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam không chỉ mơ ước mà đã hành động để biến AI thành động lực tăng trưởng.

fb yt zl tw