Vì sao Hội An quyết thu phí tất cả du khách vào phố cổ?

Chỉ hơn 40% du khách vào phố cổ Hội An mua vé, gây thất thoát, trong khi chi phí cho trùng tu, con người lớn nên thành phố làm chặt việc bán vé.

Trước phương án từ ngày 15/5, tất cả du khách phải mua vé vào tham phố cổ, Chủ tịch TP Hội An, Nguyễn Văn Sơn, cho biết sau dịch Covid-19, khách rất đông, đặc biệt là người nước ngoài. Mỗi ngày có khoảng 15.000 người khiến phố cổ quá tải. Hầu hết khách nước ngoài mua vé, nhưng nhiều khách nội địa thì không. Người nước ngoài nói rằng đường phố quá đông, không thể chiêm ngưỡng được cảnh quan khu phố.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An. Ảnh: Đắc Thành

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An.

Theo thống kê từ UBND TP Hội An, năm 2019 thành phố thu 295 tỷ đồng. Ba năm tiếp theo từ 2020 đến 2022 do ảnh hưởng của Covid-19, nguồn thu giảm, chỉ còn lần lượt 44,3 tỷ đồng, 1,45 tỷ đồng và 32,1 tỷ đồng. 90% nguồn thu từ bán vé là của du khách nước ngoài. Tỷ lệ khách mua vé chỉ chiếm khoảng 40% tổng lượng khách vào phố cổ.

Nguồn thu được thành phố sử dụng cho công tác trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị khu phố, đầu tư các sản phẩm văn hóa nghệ thuật và đảm bảo an ninh trật tự, chỉnh trang mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều năm qua, tình trạng thất thoát vé khiến doanh thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiếu kinh phí. Việc áp dụng mua vé bắt buộc sẽ phần nào giải quyết được vấn đề này.

"Năm 2022, doanh thu dành hết cho trùng tu phố cổ, nạo vét sông Hoài, phòng cháy chữa cháy và chi cho lực lượng đảm bảo trật, hướng dẫn tham quan. Thành phố không lấy tiền từ bán vé chi cho việc khác", ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, mức giá 80.000 đồng khách trong nước và 120.000 khách nước ngoài là mức thu khiêm tốn so với vịnh Hạ Long (200.000 đến 250.000 đồng), lăng tẩm và Đại nội Huế (150.000 đến 200.000 đồng), Thánh địa Mỹ Sơn (100.000 - khách trong nước và 150.000 đồng - khách nước ngoài.

Hội An là di sản sống nên việc quản lý vất vả hơn các di sản khác. "Vịnh Hạ Long trời cho như vậy rồi, không tốn một công sức đầu tư nhiều. Hay như Thánh địa Mỹ Sơn, các di tích ở Huế chỉ việc đóng cửa là bán vé, trong khi đó Hội An để bán một cái vé thì rất nhiều lực lượng quản lý nên cần tiền để chi", ông Sơn nói.

Du khách đến Hội An chỉ có 40% mua vé, còn lại tham quan miễn phí. Ảnh: Đắc Thành

Hội An trong lễ hội khinh khí cầu năm 2022.

Một lý do khác là một số công ty du lịch không đưa việc mua vé tham quan vào chương trình, cắt giảm quyền lợi của du khách, chất lượng chương trình tham quan không đảm bảo, khách không được nghe giới thiệu, tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa. Điều này cũng tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp lữ hành. Hiện đơn vị lữ hành nào làm đúng quy định sẽ thiệt thòi so với những đơn vị chuyên dẫn khách "chui".

Ông Sơn cho hay thời gian qua, Hội An đang bị một số website và báo chí nước ngoài coi là "điểm đến rẻ tiền". Điều này "rất nguy hiểm" bởi khi đó, hình ảnh Hội An trở nên xuống cấp. "Mục đích của Hội An là để các đơn vị lữ hành không biến phố cổ thành điểm đến miễn phí, chứ không phải là chuyện tăng cường kiểm soát", ông nói và cho hay nếu để xô bồ như hiện nay thì một lúc nào đó, Hội An sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Để giữ hình ảnh, Hội An sẽ đầu tư rất nhiều, tập trung cải tạo hạ tầng, tất cả công trình vệ sinh, nạo vét sông Hoài bị bồi lấp, làm cầu gỗ từ Lê Lợi qua An Hội vì cầu An Hội quá tải. Thành phố cũng sẽ tiến hành sắp xếp cảnh quan, trật tự tránh cảnh cò mồi ép giá, tăng giá.

"Chúng tôi làm để giữ hình ảnh Hội An không phải là một di sản thả xô bồ như hiện nay, ai vào cũng được, ai thích mua vé thì mua, không thích thì thôi", ông Sơn nói.

Trung tâm phố cổ Hội An ken kín người lúc chấp tối đến 21 giờ. Ảnh: Đắc Thành

Trung tâm phố cổ Hội An luôn trong tình trạng ken kín người lúc chập tối đến 21h.

Nói về phương án, ông Sơn cho hay sẽ bán vé theo luồng. Đây là việc tổ chức lại cho hợp lý để tránh du khách và người vào giao dịch buôn bán đi cùng một lối dẫn tới xô bồ. Từ nay đến ngày 15/5, thành phố sẽ làm từng bước, họp với các đơn vị lữ hành, lắng nghe ý kiến của họ. Sau đó, Hội An sẽ tiếp xúc người dân để lấy ý kiến, nghe họ hiến kế, tư vấn thêm. Người dân hoặc người vào khu phố cổ buôn bán, quan hệ làm ăn, thăm thân thì linh động.

Lãnh đạo TP Hội An cho hay quá trình thực hiện nếu phát sinh vấn đề sẽ điều chỉnh dần, chứ không "thả". Ông cũng cho biết sẽ áp dụng chuyển đối số để nhận diện người có nhu cầu tham quan và không. "Cách làm của Hội An ban đầu sẽ nhẹ nhàng, không có chuyện dựng barie, đưa công an ra giữ. Hiện dư luận đang hiểu một cách nặng nề là không đúng", ông Sơn nói thêm.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Vó ngựa cao nguyên" sẵn sàng cuộc đua

"Vó ngựa cao nguyên" sẵn sàng cuộc đua

"Đến thời điểm này, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng chào đón du khách". Đó là khẳng định của ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa  - Thông tin huyện Bắc Hà về Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 sẽ diễn ra vòng loại vào ngày 3/6.

Lào Cai tập trung các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Lào Cai tập trung các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt hiệu quả, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 2418 về việc tập trung triển khai các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường khách quốc tế

Khai thác thị trường khách quốc tế

Sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tháng 3/2022, Việt Nam chính thức mở cửa thí điểm đón khách du lịch Trung Quốc. Điều này có tác động rất lớn đến ngành du lịch Lào Cai, nhất là đối với thị trường khách du lịch quốc tế.

Đi tìm "cây báo mùa vụ"

Đi tìm "cây báo mùa vụ"

Ở thôn Phương Mỵ, xã Bản Liền (Bắc Hà) có một loại cây thường rụng lá vào mùa xuân và nảy mầm, đâm chồi vào mùa hè. Mùa chuyển lá, rụng lá gắn liền với quá trình làm nông của người Tày trong vùng. Đối với bà con, loài cây này được coi như một “chiếc đồng hồ” thiên nhiên vì vậy cây còn có tên gọi là "cây báo mùa vụ".

Sức hút du lịch ở bản Mông Cát Cát

Sức hút du lịch ở bản Mông Cát Cát

Sở hữu, phát huy những tiềm năng du lịch đa dạng và hấp dẫn, bản Mông Cát Cát đã và đang trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách mọi miền khi đến với phố núi Sa Pa.

Mùa "vàng" Hợp Thành

Mùa "vàng" Hợp Thành

Đến xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) dịp này, bạn sẽ được hòa mình vào màu vàng mê đắm của những cánh đồng lúa chín. Là một trong số ít địa phương của thành phố còn nhiều diện tích đồng ruộng nên khi chạm chân đến đầu xã là khung cảnh làng quê thanh bình với cánh đồng “thẳng cánh cò bay” hiện ra trước mắt. Giờ đang là thời điểm thu hoạch vụ chiêm, đồng bào Tày, Giáy, Xá Phó nơi đây đang nhộn nhịp thăm đồng, thu hái thành quả sau bao ngày trông đợi.

Nghề "hot" mùa du lịch

Nghề "hot" mùa du lịch

Trong một chuyến du lịch, việc chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đẹp làm kỷ niệm là thói quen và nhu cầu của mỗi du khách. Nắm xu thế đó, tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh, ngày càng có nhiều thợ ảnh, với nhiều phong cách chụp, sẵn sàng phục vụ khách du lịch.

Séo Mý Tỷ - “ốc đảo nơi lưng trời"

Séo Mý Tỷ - “ốc đảo nơi lưng trời"

Cách trung tâm thị xã Sa Pa 20 km, Séo Mý Tỷ (Tả Van) nằm tách biệt trên lưng núi Fansipan ở độ cao hơn 1.600 m so với mực nước biển. Với cảnh sắc tuyệt đẹp, kỳ vĩ và khí hậu trong lành, Séo Mý Tỷ được ví như “tuyệt tình cốc”.

fb yt zl tw