Vì sao ‘Cậu bé rừng xanh’ vượt mặt Titanic, Avatar và Star Wars tại Đức?

Làm thế nào một bộ phim cổ điển của Disney từ năm 1967 lại gây được tiếng vang lớn hơn cả Titanic, Avatar hay Star Wars tại Đức?

The Jungle Book (dịch: Cậu bé rừng xanh), bản vừa làm lại của Jon Favreau đã có tuần công chiếu rất thành công tại Đức với gần nửa triệu vé bán ra, thu về 5,6 triệu đô, là bộ phim ăn khách nhất của Disney kể từ Alice ở xứ sở thần tiên năm 2010.

Tuy nhiên, so với bản đầu tiên năm 1967, bản mới 2016 chưa thấm tháp gì.

Cậu bé rừng xanh của đạo diễn Wolfgang Reitherman không chỉ là bộ phim của Disney thành công nhất tại Đức, cũng không chỉ là bộ phim hoạt hình thành công nhất tại nước này, mà là bộ phim thành công nhất mọi thời đại từng chiếu tại Đức.

Cậu bé rừng xanh bản 1967.
Cậu bé rừng xanh bản 1967.

Tại Đức, Cậu bé rừng xanh bản 1967 bán được 27,3 triệu vé, vợt xa Titanic – bộ phim thành công thứ hai với 18,8 triệu vé bán ra. Trong khi đó, Avatar ở vị trí thứ ba với 11,3 triệu vé. Siêu phẩm Thần lực thức tỉnh cũng chỉ bằng 1/3 với gần 9 triệu vé.

Vì đâu Cậu bé rừng xanh phiên bản 1967 lại đạt được sự thành công đáng kinh ngạc này ở Đức?

Câu trả lời đó là nhờ vào tài năng của nhóm nhạc sĩ và nghệ sĩ nhạc kịch Đức – những người đã chuyển thể xuất sắc các ca khúc của Disney sang tiếng Đức với nội dung phù hợp với người dân nước này.

Trong số này, đặc biệt nhắc tới nhà soạn nhạc và sản xuất âm nhạc Heinrich Riethmuller – người trước đó đã thành công trong việc lồng tiếng Đức cho phim Mary Poppins của Disney năm 1964. Với Cậu bé rừng xanh, lần đầu tiên Riethmuller được giao toàn quyền: dịch sang tiếng Đức phần hội thoại, chuyển thể các bài hát trong phim và chỉ đạo bản lồng tiếng của phim.

“Tôi thường không thích các phiên bản lồng tiếng bằng bản gốc, nhưng trong trường hợp này, bản tiếng Đức thật sự hay hơn”, nhà phê bình phim và là chuyên gia hàng đầu về phim hoạt hình ở Đức Daniel Kothenschulte nhận định. “Riethmuller đã chuyển thể lời các bài hát trong Cậu bé rừng xanh còn hay hơn bản gốc”.

Ví dụ, trong bài “tủ” của Baloo The Bare Necessities, bản gốc viết “hãy hài lòng với những điều giản đơn trong cuộc sống” còn bản chuyển thể là “hãy thư giãn và bạn sẽ hạnh phúc”.

Riethmuller cũng tập hợp được một đội ngũ lồng tiếng đặc biệt tài năng. Ngoài ra, các bộ phim Mỹ trước đây khi dịch sang tiếng Đức luôn sử dụng ngôn ngữ rất mô phạm. Bản dịch của Riethmuller đầy tiếng lóng, tiếng địa phương và rất hài hước. Văn phong này phù hợp hoàn hảo với lối sống hippie đang rất thịnh hành ở Đức khi đó. 

Cậu bé rừng xanh thành công cũng là nhờ xuất hiện đúng lúc, khi thị trường sân khấu Đức đang lạnh tanh. Năm 1968, đây là bộ phim duy nhất chiếu ở rạp Đức mà mọi thành viên trong một gia đình đều hào hứng tới xem.

Bộ phim này cũng tạo ảnh hưởng lớn tới văn hóa điện ảnh Đức. Năm 2003, Cậu bé rừng xanh là bộ phim hoạt hình duy nhất trong danh sách 35 phim được các nhà làm phim, phê bình, lịch sử và giáo dục Đức chọn để đưa vào các trường học và đại học ở nước này. 

Disney đã rất ấn tượng với bản tiếng Đức của Cậu bé rừng xanh, tới mức thuê Riethmuller làm lại các bản lồng trước đó, bao gồm Bambi, Dumbo, Pinocchio, The Lady, The Tramp và 101 Dalmatians, tất cả đều thành công khi tái phát hành ở Đức. 

Năm 2014, tức 46 năm từ khi phát hành, khi Cậu bé rừng xanh bản cũ được chiếu miễn phí trên TV, nó vẫn thu hút 5,3 triệu người xem.

Theo nhà phê bình Đức Kothenschulte, so với bản năm 1967, bản mới “tăm tối” hơn, và nhiều gia đình có trẻ nhỏ có thể sẽ không muốn tới rạp xem.

Bản mới của Favreau có thể sẽ vẫn rất rầm rộ, ít nhất là ở Đức, nhưng nó không thể thay thế được bản cũ của  trong lòng người hâm mộ nước này.

TTVH

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024 - 2025).

fb yt zl tw