Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt 'lỗ hổng' từ khâu quản lý

Theo các đại biểu Quốc hội, hiện nay các đối tượng làm giả cả chất lượng sản phẩm, như không bảo đảm thành phần, hàm lượng các hoạt chất được công bố, không công khai thành phần gây hại, chất bị cấm.

1.jpg
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên kiểm tra và thu giữ bột tăng lực, thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên tục phát hiện và triệt phá các vụ việc liên quan đến sản xuất - kinh doanh hàng giả. Đáng chú ý, hàng giả không chỉ thuộc nhóm hàng tiêu dùng, mà rất nhiều trong đó là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thậm chí là thuốc chữa bệnh giả..., gây bức xúc trong dư luận.

Nhức nhối hàng giả

Ngày 24/5, Công an tỉnh Phú Thọ đã đánh sập một đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam thuộc nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, số còn lại là người nước ngoài ở nhiều quốc gia.

Theo đại diện cơ quan chức năng, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, Phạm Ngọc Tiến tự tạo ra công thức của các sản phẩm, mua vật liệu trong nước rồi chuyển về xưởng, giao cho nhân viên không có trình độ, bằng cấp tự phối trộn thành các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng. Không những vậy, nhãn mác trên sản phẩm giả này đều được gắn mác Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ... và được các đối tượng sản xuất, tiêu thụ từ năm 2020 tại nhiều hiệu thuốc và bệnh viện.

Lực lượng chức năng khám xét các địa điểm liên quan đến ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế.
Lực lượng chức năng khám xét các địa điểm liên quan đến ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế.

Mặc dù các vụ việc trên được phát hiện ở 2 địa phương khác nhau, song tất cả đều cho thấy một sự tinh vi và phức tạp của các đối tượng làm giả trong việc sản xuất - kinh doanh, thậm chí là sự tiếp tay của một số cán bộ, công chức để tạo vỏ bọc uy tín, cung cấp các sản phẩm giả này ra thị trường.

Tại Hội nghị quán triệt, triển khai đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do thành phố Hà Nội tổ chức ngày 22/5, Đại tá Thành Kiên Trung, Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) thẳng thắn cho rằng, dù lực lượng chức năng đã kiểm tra, đấu tranh quyết liệt, song thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng đang phát triển trong bối cảnh rất khó quản lý.

Tình trạng này có một phần nguyên nhân từ những bất cập trong cơ chế. Cụ thể, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự công bố sản phẩm, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế này để làm ăn phi pháp.

Với cơ chế tự công bố, doanh nghiệp không cần cơ quan quản lý nhà nước thẩm định hồ sơ. Thủ tục tự công bố khá đơn giản, hồ sơ không phức tạp và không mất phí. Do đó, nhiều doanh nghiệp ồ ạt tự công bố sản phẩm nhưng số lượng sản xuất thực tế có thể không đúng với số lượng đã công bố, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, hậu kiểm.

“Bên cạnh những hành vi cố tình vi phạm từ phía doanh nghiệp, chúng tôi cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là do số lượng sản phẩm được tự công bố hiện nay quá lớn. Trong khi đó, lực lượng hậu kiểm lại hạn chế cả về nhân sự và nguồn lực, gây áp lực rất lớn cho công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát sau công bố,” Đại tá Thành Kiên Trung thông tin.

Còn theo ông Trịnh Quang Đức, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đối với lĩnh vực này, lực lượng quản lý thị trường chỉ được kiểm tra, kiểm soát nhóm hàng dược phẩm, thuốc cổ truyền, thực phẩm (bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt hiện do Bộ Y tế quản lý), mỹ phẩm… trên khâu lưu thông.

Lực lượng quản lý thị trường cũng không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng trên, mà chỉ có thể tiến hành kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cần những quy định đủ sức răn đe

Việc buôn bán, sản xuất và kinh doanh hàng giả cũng làm nóng nghị trường Quốc hội. Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 27/5, nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm các quy định nhằm đảm bảo xử lý một cách nghiêm minh đối với loại tội phạm này.

Dẫn Khoản 22 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 và khoản 6 của Điều 194 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và thuốc phòng bệnh, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn Đắk Lắk) cho hay, thời gian qua, đã có những vụ việc, những đối tượng phạm tội gây ra cho xã hội hậu quả nặng nề; làm ảnh hưởng về vật chất, tài sản, đặc biệt là sức khỏe con người.

“Qua đó cho thấy, chúng ta không nên khoan nhượng với loại tội phạm này và cần những quy định có tính chất răn đe, kiên quyết”, nữ đại biểu đề nghị.

Còn theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Nam (đoàn Quảng Bình), dự thảo Luật đã tăng nặng hình phạt tiền đối với các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh... tại các Điều 192, 193, 194, 195 và 317 của Bộ luật Hình sự, song đây là loại tội phạm đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Thống kê công tác giám định hàng giả thời gian gần đây, trong đó năm 2022 gồm 144 vụ, năm 2023 gồm 111 vụ, năm 2024 gồm 164 vụ. Còn trong 5 tháng đầu năm 2025, số lượng giám định hàng giả tăng đột biến với 85 vụ, có những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng với số lượng cực lớn, đại biểu Nguyễn Tiến Nam đánh giá, có sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này.

“Trước đây chủ yếu là làm giả về nhãn mác, thương hiệu nhưng hiện nay có cả làm giả về chất lượng sản phẩm, như không bảo đảm thành phần, hàm lượng các hoạt chất được công bố, không công khai thành phần gây hại, dị ứng, chất bị cấm”, ông nói.

Nhiều sản phẩm thực phẩm bổ sung có dấu hiệu giả mạo bị lực lượng chức năng của Hà Nội phát hiện.
Nhiều sản phẩm thực phẩm bổ sung có dấu hiệu giả mạo bị lực lượng chức năng của Hà Nội phát hiện.

Mặt khác, lợi dụng sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước về việc phải công bố chất lượng, tiêu chuẩn cơ sở, thông tin trên nhãn mác, bao bì sản phẩm, không yêu cầu chứng minh công dụng sản phẩm, các đối tượng đã cố tình đăng ký nhiều sản phẩm khác nhau về công dụng, đối tượng sử dụng, nhưng thành phần nguyên liệu không thay đổi. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Do tính chất phức tạp, nguy hiểm và hậu quả của loại tội phạm này đối với xã hội là không thể đo đếm được, đại biểu Nguyễn Tiến Nam đề nghị nâng mức phạt tiền lên cao hơn có thể là 3-4 lần so với mức tăng 2 lần như dự thảo Luật đối với các loại tội phạm về hàng giả tại các Điều 192, 193, 194, 195 và 317 Bộ luật Hình sự.

Trước vấn nạn hàng giả, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành, xem có kẽ hở pháp luật không để những nhóm tội phạm này có thể lợi dụng.

Nêu quy định của pháp luật đã có nhưng tại sao những nhóm sản xuất và buôn bán lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn có thể tồn tại và hoạt động trong một thời gian dài, nữ đại biểu đoàn Hải Dương đề nghị rà soát lại việc thực thi chính sách pháp luật có nghiêm minh và đúng quy định của pháp luật hay không?

“Trên thực tế, cơ quan chức năng đã bắt giữ một số đối tượng có chức trách thực thi chính sách pháp luật trong lĩnh vực này, chứng tỏ cũng có một số cá nhân thực thi chưa nghiêm để tiếp tay cho hành vi này”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội: Cơ hội mới trong bối cảnh mới

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội: Cơ hội mới trong bối cảnh mới

Ngày 27/5, tại Hà Nội, hội thảo “Đầu tư phát triển nhà ở xã hội: Bối cảnh mới, cơ hội mới” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, nhiều vấn đề trọng tâm xoay quanh chiến lược phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra, nhằm tháo gỡ những nút thắt trong cơ chế chính sách, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ phân khúc nhà ở xã hội.

Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở chuẩn bị Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở chuẩn bị Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4671/VPCP-CN ngày 27/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường sắt trong thời gian tới (Dự án).

Nghị quyết 57: Động lực 'đòn bẩy' cho kinh tế - xã hội

Nghị quyết 57: Động lực 'đòn bẩy' cho kinh tế - xã hội

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị diễn ra tuần qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, những đổi mới, cải cách mà chúng ta đang triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc. 

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

Cuối tháng 5, những chùm vải sai trĩu cành bắt đầu ửng đỏ như "thắp lửa" trên các mảnh vườn nằm xen bên những nếp nhà, triền đồi thoai thoải. Người dân xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) bước vào mùa thu hoạch vải chín sớm với niềm vui rạng rỡ. Vải năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình.

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Ngày 26/5, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khai mạc tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka. Đây là lần đầu tiên Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức tại triển lãm này, hứa hẹn tạo điểm nhấn về hình ảnh một Việt Nam đổi mới và hội nhập ở triển lãm có quy mô lớn nhất thế giới.

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại nhà ga, điểm đỗ xe để tạo thuận lợi cho người dân.

Trở lại vùng lũ A Lù

Trở lại vùng lũ A Lù

Trận mưa lũ lịch sử diễn ra vào tháng 9 năm 2024 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó có xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau lũ, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, người dân vùng lũ xã A Lù đã nỗ lực vươn lên, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, tái thiết lại cuộc sống. Hôm nay, trở lại vùng lũ A Lù, tuy khó khăn vẫn chưa hết, nhưng cuộc sống mới đã bắt đầu.

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Các doanh nghiệp sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ cao nếu đáp ứng tiêu chí nhất định sẽ được xếp hạng ưu tiên, được phép áp dụng thủ tục rút gọn, thông quan nhanh, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế và được xử lý hồ sơ hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu.

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, ngoài những lợi ích, thì mặt trái chính là tình trạng “bát nháo” kinh doanh hàng hóa không rõ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, hàng nhái nhãn mác, gian lận thương mại… gây thiệt hại cho nền sản xuất và mối lo sức khỏe người tiêu dùng.

fb yt zl tw