Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của thương mại điện tử nên cơ quan thuế gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh vực này, nhất là các hoạt động livestream bán hàng nở rộ trên các sàn thương mại điện tử cũng như các trang mạng xã hội.

Livestream bán hàng tại chợ đêm.
Livestream bán hàng tại chợ đêm.

Chính sách thuế đối với thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Trong những năm gần đây, chính sách thuế về thương mại điện tử đã dần được hoàn thiện, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023 theo Statista). Có khoảng 61 triệu người dân tham gia mua sắm qua thương mại điện tử, đưa giá trị mua sắm trung bình của mỗi người dân đạt 300 USD/người/năm.

Đáng lưu ý, với sự ra đời tích cực của sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop, Sendo… đóng góp nhiều cho sự phát triển bứt phá của thương mại điện tử, nhất là thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, trong quý II/2024 ước tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam gồm: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktokshop đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Tổng doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam hiện đạt khoảng 20,5 tỷ USD và sẽ đạt 30,5 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam được xác định là quốc gia có tăng trưởng về thương mại điện tử nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ đó, đặt ra yêu cầu về quản lý thuế và quản lý về chất lượng hàng hóa, chống lừa đảo trên nền tảng thương mại điện tử.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử trong thời gian qua đã tạo ra dự địa lớn tăng thu từ thương mại điện tử. Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử năm 2022 là 83 nghìn tỷ đồng; năm 2023 số thuế đã nộp là 97 nghìn tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 1,98 triệu tỷ đồng. Số thuế đã nộp gần 55 nghìn tỷ đồng, đã có 103 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay, số thuế thu từ lĩnh vực này đang ở mức khá khiêm tốn chưa tương xứng với doanh thu khủng của các nền tảng kinh doanh trong nước và xuyên biên giới ở Việt Nam. Việc này, có thể gây ra thất thoát cho ngân sách nhà nước, tạo tình trạng bất bình đẳng giữa những người kinh doanh.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, khả năng thất thu ngân sách nhà nước từ thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử rất lớn khi các cơ quan quản lý khó giám sát và thu thập thông tin về mua bán kinh doanh trực tuyến. Phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam không tiến hành đăng ký kinh doanh nên cơ quan thuế khó theo dõi, quản lý, xác định đối tượng.

Đặc biệt, với hoạt động livestream, mua bán hàng hóa của cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội cũng có nhiều khó khăn vì pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc quản lý thuế đối với các cá nhân này. Một số nền tảng mạng xã hội vẫn chưa thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp thông tin.

Ông Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học Viện Tài chính cho rằng, Việt Nam đang thất thu những khoản thuế từ lĩnh vực này. Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng thường tìm cách né thuế, chia nhỏ thành nhiều tài khoản khác nhau để kinh doanh, dẫn đến việc kê khai thuế có sự không chuẩn xác và rất khó có thể kiểm soát được. Nhiều trang mạng xã hội có nguồn gốc ở nước ngoài và không có pháp nhân quản lý ở Việt Nam gây không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và thực hiện thu thuế.

“Dù cơ quan thuế có thể truy cập thông tin trên các nền tảng mạng xã hội và yêu cầu người livestream cung cấp sao kê ngân hàng, thông tin sử dụng dịch vụ của đơn vị vận chuyển để yêu cầu cá nhân livestream nộp thuế nhưng rất khó để xác định được đâu là giao dịch chuyển từ hoạt động kinh doanh, đâu là giao dịch dân sự bình thường”, ông Đinh Trọng Thịnh nói.

Là một tỉnh ven biển miền Trung, Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng công nghệ số hiện nay. Bà Nguyễn Kim Thái Linh, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cho biết: Các cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên các trang mạng xã hội, thường không đăng ký kinh doanh, không có địa chỉ kinh doanh, địa chỉ cư trú rõ ràng, tên đăng ký trên mạng khác với tên thật trên giấy tờ,... dẫn đến thiếu thông tin xác định đối tượng kinh doanh để quản lý thuế.

Bên cạnh đó, giao dịch thanh toán mua bán hàng theo phương thức dùng tiền mặt cũng gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các giao dịch mua bán, xác định doanh thu quản lý thuế. Đồng thời, việc phối hợp giữa ngành thuế với ngân hàng vẫn còn hạn chế.

Trong khi đó, sau một thời gian thực tế triển khai việc quản lý thuế thương mại điện tử tại địa phương, ông Hoàng Hồng Quang, Phó chi cục Thuế Lào Cai cho biết: Là một tỉnh biên giới, khó khăn lớn nhất trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là khai thác, thu thập dữ liệu phục vụ quản lý thuế. Dữ liệu của người nộp thuế trên cơ sở dữ liệu còn khó khai thác như mã số thuế và tên người nộp thuế không khớp với hệ thống quản lý thuế TMS, thông tin người nộp thuế không thuộc cơ quan thuế quản lý, thông tin không đầy đủ dẫn đến việc khó xác minh.

Cùng với đó, hiện nay việc chia sẻ, kết nối thông tin thương mại điện tử giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan với cơ quan thuế còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả.

Đặc biệt theo ông Hoàng Hồng Quang, các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh có nhiều tên miền kinh doanh khác nhau đồng thời kinh doanh trên nhiều nền tảng số với các tên tài khoản khác nhau; giao dịch qua nhiều tổ chức thương mại; không có địa điểm, địa chỉ kinh doanh cụ thể…. gây nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin, kết nối thông tin, liên hệ, liên lạc mời lên làm việc. Hoặc, khi đã liên lạc mời người nộp thuế lên làm việc thì giữa cơ quan thuế và người nộp thuế chưa thống nhất được số liệu dẫn đến khó khăn trong việc xác định và truy thu số thuế phải nộp.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh cá nhân (Tổng cục Thuế) cũng cho hay, trong nền kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh. Cùng với đó, hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thông qua các trang mạng điện tử diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các ngày trong tuần, nên cơ quan thuế cũng khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Do đó, thời gian qua, cơ quan thuế luôn chú trọng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, livestream bán hàng online. Chỉ tính riêng trong những tháng đầu năm 2024, cơ quan thuế đã xử lý vi phạm 4.560 người nộp thuế (gồm 1.274 doanh nghiệp, 3.286 cá nhân), với số thuế xử lý truy thu và phạt là 297 tỷ đồng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Những năm gần đây, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Cận cảnh nhiều điểm sạt lở, sụt lún trên Tỉnh lộ 162

Cận cảnh nhiều điểm sạt lở, sụt lún trên Tỉnh lộ 162

Do ảnh hưởng của mưa bão, Tỉnh lộ 162 (đường Quý Xa - Văn Bàn) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, sụt lún với khối lượng đất, đá lớn. Hiện nhà thầu bảo trì tuyến đường là Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đức đang bố trí nhân lực, máy móc, phương tiện để khắc phục các điểm sạt lở, sụt lún, đảm bảo giao thông bước 1 trên tuyến đường.

Hoạt động xuất - nhập khẩu duy trì ổn định sau thiên tai

Hoạt động xuất - nhập khẩu duy trì ổn định sau thiên tai

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lớn trên diện rộng làm nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt và sạt lở nghiêm trọng. Vì vậy, các mặt đời sống, kinh tế - xã hội cũng chịu nhiều tác động, có thời điểm hoạt động vận chuyển hàng hóa phải tạm dừng do giao thông bị chia cắt. Sau bão, các lực lượng chức năng tại Khu Kinh tế cửa khẩu đã nhanh chóng triển khai các phương án để hoạt động xuất - nhập khẩu và xuất - nhập cảnh diễn ra thông suốt.

Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Bắt nhịp với công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể ở Lào Cai, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng chuyển đổi số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh cho các hợp tác xã trên thị trường.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai

Chiều 9/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) nhằm đánh giá tình hình sản xuất - kinh doanh và cung ứng điện trên địa bàn tỉnh trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc.

fbytzltw