Văn học nghệ thuật đề tài lực lượng vũ trang đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận

Chiến tranh nhân dân và người lính cách mạng trở thành đề tài trung tâm của văn học Việt Nam, theo đó, thơ ca kháng chiến lớn lên cùng với sự lớn lên của đất nước.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang (1944 - 1954). (Ảnh: Tư liệu)
Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang (1944 - 1954). (Ảnh: Tư liệu)

Suốt 80 năm qua (1944 - 2024), đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng vẫn luôn là dòng chảy mạnh mẽ, thôi thúc các thế hệ văn nghệ sỹ trong và ngoài quân đội say mê khám phá, sáng tạo.

Văn học nghệ thuật lớn lên cùng đất nước

Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, khẳng định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện lịch sử trọng đại, mở ra một thời đại mới cho thi ca. Chiến tranh nhân dân và người lính cách mạng trở thành đề tài trung tâm của văn học nước ta. Thơ ca kháng chiến lớn lên cùng với sự lớn lên của đất nước.

Một loạt các bài thơ của những người trực tiếp cầm súng xuất hiện làm náo nức lòng người. Đó là “Đồng chí” của Chính Hữu; “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi; “Tây Tiến” của Quang Dũng; “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm; “Đèo Cả” của Hữu Loan; “Bộ đội về làng” của Hoàng Trung Thông; “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ; tập thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu…

Bước vào giai đoạn chống Mỹ, văn học nước ta được bổ sung một đội ngũ đông đảo các cây bút trẻ ở cả hai miền Nam-Bắc. Ở miền Nam, những bài thơ của Giang Nam, Thanh Hải, Lê Anh Xuân, Thu Bồn, Nam Hà, Trần Vàng Sao... được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Ở miền Bắc, xuất hiện nhiều giọng điệu thơ mới mẻ như Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật… góp phần đưa thơ ca chống Mỹ tới đỉnh cao.

Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi, “K ý sự Cao Lạng” của Nguyễn Huy Tưởng; “Ở rừng” của Nam Cao; “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài; “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc; “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi; “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu; “Ngàn dâu”, “Những cánh rừng lá đỏ” của Hồ Phương; “Thương lượng với thời gian”, “Trường ca biển” của Hữu Thỉnh; “Đêm yên tĩnh”, “Người lữ hành lặng lẽ” của Hữu Mai…

Phó Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Châu nhận định, trong cuốn biên niên sử bằng âm thanh ngót gần thế kỷ, đề tài người lính vô cùng phong phú về số lượng, thể loại và hình thức âm nhạc. Tượng đài chiến sỹ cách mạng được ghi dấu ấn từ: “Cùng nhau đi hồng binh” của Đinh Nhu; “Chiến sỹ Việt Nam” của Văn Cao; “Du kích ca” của Đỗ Nhuận; “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi; “Đoàn vệ quốc quân” của Phan Huỳnh Điểu; “Lên đàng” của Lưu Hữu Phước...

Ở mảng sân khấu, nhà viết kịch Lê Quý Hiền (Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam) cho biết, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, năm 1946, sân khấu có vở diễn “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng, phản ánh hiện thực mới - hiện thực chiến tranh cách mạng. Sau đó, hàng loạt vở kịch về đề tài này như “Lòng dân” của Nguyễn Văn Xe; “Trở về” của Đoàn Phú Tứ - Lê Ngọc Cầu; “Ngày mai” của Học Phi; “Chiến đấu trong lòng địch”, “Du kích thôn Đồi” của Lộng Chương; “Khăn tang kháng chiến” của Đình Quang…

Bước vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước, hàng loạt vở diễn về đề tài chiến tranh cách mạng, về người lính như “Đâu có giặc là ta cứ đi” của Ngô Y Linh, “Nổi gió” của Đào Hồng Cẩm, “Lửa hậu phương” của Kính Dân, “Anh Trỗi” của Lưu Trọng Lư, Đình Quang, Vũ Khiêu; “Tiền tuyến gọi” của Trần Quán Anh; “Đồng chí”. Thời kỳ đổi mới, những vở diễn xuất sắc như “Đại đội trưởng của tôi” của Đào Hồng Cẩm, “Lời thề thứ 9” của Lưu Quang Vũ… đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng.

Lĩnh vực điện ảnh, những tác phẩm điện ảnh như “Con chim vành khuyên”, “Chị Tư Hậu”, “Kim Đồng”, “Lửa trung tuyến”, “Nguyễn Văn Trỗi”, “Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm”, “Cánh đồng hoang” đã để lại ấn tượng sâu sắc với công chúng về hình tượng người lính, về lực lượng vũ trang nhân dân…

Ngoài ra, ở các loại hình nghệ thuật khác như mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh… cũng có nhiều tác phẩm nổi tiếng về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng. Có thể nói, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các văn nghệ sỹ đã trở thành những chiến sỹ thực thụ trên tiền tuyến, luôn bám sát tình hình, kịp thời phản ánh, tường thuật các chiến công trên khắp các mặt trận. Nhờ đó đã có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị được ra đời.

Có những văn nghệ sỹ cùng bộ đội xuất trận và hy sinh vì cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc như Trần Đăng, Nam Cao, Tô Ngọc Vân, Hoàng Lộc, Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Trọng Định, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý …

Nguồn cảm hứng bất tận

Phó giáo sư, Tiến sỹ, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định: Suốt 80 năm qua, một mảng rất quan trọng, chiếm vị trí nổi bật, có giá trị tư tưởng, nghệ thuật to lớn, đó chính là những tác phẩm thuộc nhiều loại hình từ văn học, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, mỹ thuật... viết về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân, về bộ đội Cụ Hồ. Hình ảnh lực lượng vũ trang nhân dân, anh Bộ đội cụ Hồ, chính là "cánh đồng" đề tài rộng lớn, nguồn cảm hứng bất tận để văn nghệ sỹ sáng tạo, cho ra đời nhiều tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, gắn liền với truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế cho rằng, hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc và Tây Nam của Tổ quốc đã trở thành đề tài, cảm hứng bất tận trong ý thức nghệ thuật của các văn nghệ sỹ.

Đã có một “dòng chảy” mãnh liệt của văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân - chiến tranh cách mạng Việt Nam suốt 80 năm qua (1944 - 2024). Dù đất nước được sống trong không khí hòa bình, thống nhất, đổi mới và phát triển (từ 1975 đến nay), nhưng đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng vẫn luôn là dòng chảy mạnh mẽ, thôi thúc các thế hệ văn nghệ sỹ trong và ngoài quân đội say mê khám phá, sáng tạo.

Đồng quan điểm, nhà văn Đặng Thị Thúy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật thành phố Hải Phòng cho rằng, sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân luôn là đề tài chiếm vị trí quan trọng. Đề tài này luôn là thử thách nhưng đồng thời cũng là một cánh đồng không bao giờ bạc màu, càng lật xới càng màu mỡ, càng có sức hút mạnh mẽ, đầy cảm hứng và xúc động đối với tất cả người cầm bút và với độc giả, khán giả.

Những tác phẩm văn học nghệ thuật ở mảng đề tài này luôn khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần tuyên truyền sâu rộng những giá trị lịch sử quý báu của lực lượng vũ trang Việt Nam, tri ân những sự hy sinh, cống hiến của lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ bình yên cho nhân dân.

Theo nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, các tác phẩm văn học nghệ thuật đề tài cách mạng, lực lượng vũ trang là những tư liệu quý giá, giúp lưu giữ ký ức về cuộc chiến tranh giành độc lập, về sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Đây là những câu chuyện sống động, đóng vai trò như một “tấm gương lịch sử” cho các thế hệ sau, giúp họ hiểu về giá trị của độc lập, tự do và ý nghĩa của hòa bình.

Nhiều văn nghệ sỹ cho rằng, đến nay, đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng vẫn luôn là dòng chảy mạnh mẽ, thôi thúc các thế hệ văn nghệ sỹ trong và ngoài quân đội say mê khám phá, sáng tạo, là “mảnh đất” màu mỡ, là khoảng trời nghệ thuật hấp dẫn đối với công chúng. Dòng văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân và chiến tranh cách mạng vẫn luôn là dòng chảy quan trọng hàng đầu, có sức định hướng, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn nghệ nước nhà.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw