Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 1

LCĐT - Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định văn hóa các dân tộc là một trong những tài nguyên để phát triển du lịch bền vững.

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 2

Đến Sun World Fansipan Legend, du khách dễ dàng nhận ra không gian bài trí đều được lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa và sắc màu Tây Bắc. Đó là việc sử dụng khèn Mông, họa tiết thổ cẩm hay những tiểu cảnh check - in được xếp từ bắp ngô, bó lúa… Ngoài ra, các sự kiện, lễ hội được tổ chức thường xuyên ở khu du lịch này đều mang những màu sắc đặc trưng của các dân tộc địa phương như lễ hội khèn hoa, vó ngựa trên mây… Tại khu vực tái hiện chợ quê trên sân ga đi cáp treo, du khách như được sống trong không gian văn hóa của đồng bào vùng cao, với gian hàng thủ công mỹ nghệ, sản vật của chính người dân đem bán. Vào dịp lễ hội, các nghệ nhân quy tụ, tự hào giới thiệu với du khách về phong tục truyền thống của dân tộc mình.

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 3
Sun World Fansipan Legend khai thác tài nguyên văn hóa thành sản phẩm du lịch. 

Bắc Hà cũng là điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn. Khai thác văn hóa, tri thức bản địa là điểm nhấn để thúc đẩy phát triển du lịch tại “Cao nguyên trắng”. Các homestay, cơ sở lưu trú tại Bắc Hà thường tận dụng những ngôi nhà sàn truyền thống để phục vụ khách lưu trú. Du khách không khó để nhìn thấy những họa tiết thổ cẩm, nguyên - vật liệu trang trí mang đậm màu sắc tự nhiên như cỏ tranh, đá cuội, gỗ thông, vải chàm... Các homes tay đã sử dụng những nét độc đáo, đặc trưng của văn hóa dân tộc để tạo điểm nhấn, mang màu sắc riêng cho hình ảnh du lịch địa phương. Anh Lý Vần Sồ, chủ cơ sở So Hmong homestay cho hay: Hàng rào, lan can, cổng nhà, tôi đều làm bằng gỗ để du khách có cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, chăn, đệm, rèm che, gia đình cũng trang trí bằng các họa tiết thổ cẩm, tạo nét riêng cho homestay.

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 4
Nhiều homestay ở Lào Cai sử dụng chất liệu văn hóa dân tộc để trang trí không gian nghỉ dưỡng và đón khách.
Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 5

Ngoài di tích lịch sử văn hóa, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đang lưu giữ hơn 14 nghìn cổ vật, hiện vật quý; nhiều bản làng vùng cao còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng như Tả Phìn, Tả Van (thị xã Sa Pa), thôn Na Lo, xã Tà Chải và xã Bản Phố (Bắc Hà), thôn Choản Thèn, xã Y Tý (Bát Xát)… Đây là yếu tố quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách đến Lào Cai, đặc biệt là du khách quốc tế. Việc lồng ghép giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số vào sản phẩm du lịch rất quan trọng vì không chỉ tạo sự khác biệt và làm tăng giá trị trải nghiệm của khách về điểm đến, mà còn phát huy hiệu quả văn hóa địa phương.

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 6

Việc bảo tồn và gìn giữ tài nguyên văn hóa thời gian qua được ngành du lịch và các địa phương chú trọng. Trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà vừa qua, Lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ là một trong những lễ hội đặc sắc và hấp dẫn nhất dịp đầu xuân, thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Anh Ngọc Ân, du khách tới từ Hải Phòng nói: Tôi rất hào hứng khi được xem Lễ hội Nhảy lửa. Là người yêu thích nhiếp ảnh, tôi không chỉ ấn tượng với cảnh sắc của Lào Cai, mà còn đặc biệt bị thu hút bởi các lễ hội truyền thống của dân tộc thiểu số. Tôi đã ghi lại nhiều hình ảnh đẹp, mong rằng lễ hội độc đáo như vậy sẽ được lưu giữ và tổ chức hằng năm.

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 7
Văn hóa của dân tộc Mông là chất liệu để xây dựng vở diễn thực cảnh "Sa Pa - Lặng lẽ yêu". 

Thời gian qua, Bắc Hà rất chú trọng bảo tồn, xây dựng các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật dân tộc, góp phần phục vụ du lịch như câu lạc bộ múa xòe, câu lạc bộ khèn Mông, câu lạc bộ đàn tính…

Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng cần phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản văn hóa các dân tộc, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống cộng đồng địa phương. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa của dân tộc, để từ đó mỗi cá nhân có ý thức bảo vệ di sản truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 8
Gìn giữ văn hóa để tạo thành sản phẩm du lịch thu hút du khách (ảnh Sun World Fansipan Legend )

Ngoài ra, chú trọng phát huy vai trò của phụ nữ và người dân tộc thiểu số như một cách tiếp cận bền vững đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển du lịch; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, đẩy mạnh việc phát huy các giá trị di sản văn hóa thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động trải nghiệm về di sản văn hóa cho học sinh trong cộng đồng hoặc tại các bảo tàng, hoặc lồng ghép các giáo trình giảng dạy trong nhà trường. Có chính sách, chế độ cho các nghệ nhân, cá nhân có công gìn giữ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Văn hóa bản địa -“thỏi nam châm” hút du khách ảnh 9

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Chinh phục núi Nhìu Cồ San Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Núi Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là núi Sừng Trâu. Đây là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn với độ cao 2.965 m so với mặt nước biển, đứng thứ 9 trong tốp 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục núi Nhìu Cồ San, người leo sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm. Ngày đầu tiên, cung đường từ chân núi lên tới lán nghỉ có rất nhiều cảnh đẹp để lại ấn tượng sâu đậm cho người leo.

Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Sinh Tcha Pao, chúng tôi thức dậy giữa đại ngàn khi những chú chim rừng vừa cất tiếng hót gọi bình minh. Dưới tán lá dày đặc của rừng nguyên sinh, trời vẫn chưa sáng. Cả đoàn lục tục nhóm lửa, nấu nước pha mì tôm làm bữa sáng.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw