Chọn ngành Du lịch giữa “rừng” nguyện vọng ở Thủ đô: Cơ hội lớn, nhưng đừng chọn… theo phong trào

Du lịch đang dần khẳng định vị thế là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, với tốc độ phục hồi mạnh mẽ và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng gia tăng.

Sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trong chuyến đi thực tế Kiến tập tổng hợp tại Đại Nội Huế.
Sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trong chuyến đi thực tế Kiến tập tổng hợp tại Đại Nội Huế.

Trong một thị trường lao động đầy biến động, lựa chọn đúng môi trường đào tạo, nơi chương trình gắn kết thực tiễn, liên kết doanh nghiệp và chú trọng kỹ năng nghề chính là lợi thế cạnh tranh đầu tiên giúp học sinh tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong ngành công nghiệp không khói.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ngành Du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

"Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lực lượng nhân sự được đào tạo bài bản hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của ngành, kể cả khi tính cả nhóm tốt nghiệp trung cấp", TS. Nguyễn Ngọc Dung cho biết.

Thực tế cho thấy, tại Khoa Du lịch học, khoảng 90% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp. Nhiều em đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước tuyển dụng ngay từ khi còn đang theo học nhờ chương trình đào tạo sát thực tiễn, gắn kết với nhu cầu thị trường lao động và xu thế chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Ngành Du lịch hiện không còn gắn với hình dung "chỉ là hướng dẫn viên" hay "đi nhiều, biết nhiều". Đây là một ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi kiến thức liên ngành, khả năng sáng tạo, tư duy công nghệ và năng lực quản trị hiện đại.

Tại Hà Nội, hai trường đại học đang được đánh giá cao cả về uy tín đào tạo lẫn chất lượng đầu ra là Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và Trường Đại học Mở Hà Nội. Mỗi nơi có thế mạnh riêng, nhưng cùng chia sẻ một điểm chung: đào tạo bài bản, mô hình học gắn thực tiễn, kết nối doanh nghiệp.

Dữ liệu 3 năm gần đây cho thấy, điểm chuẩn ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt tổ hợp C00 chạm ngưỡng 28.58 điểm năm 2024.

Năm
D01
A01
C00
D78
2022
25.8
25.25
-
26.1
2023
26
25.5
-
26.4
2024
25.99
25.61
28.58
26.74

Ngành Quản trị Khách sạn cũng có mức điểm trúng tuyển tăng , ổn định ở mức 25.71 - 28.26 điểm (tùy tổ hợp xét tuyển).

Năm
D01
A01
C00
D78
2022
25.15
24.75
-
25.25
2023
25.5
25
-
25.5
2024
25.71
25.46
28.26
26.38

Mức điểm này phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của ngành học với giới trẻ, đồng thời phản ánh sự chuyển dịch trong nhận thức xã hội về vai trò và cơ hội của ngành Du lịch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chọn ngành theo điểm chuẩn là chưa đủ. Thí sinh cần căn cứ vào năng lực cá nhân, định hướng nghề nghiệp và chất lượng đào tạo của từng cơ sở.

Sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội có một trải nghiệm ý nghĩa 4 khách sạn lớn tại Hà Nội.
Sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội có một trải nghiệm ý nghĩa 4 khách sạn lớn tại Hà Nội.

TS. Nguyễn Thị Thu Mai, Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội cho rằng, vấn đề cốt lõi hiện nay không nằm ở số lượng người học, mà là chất lượng đào tạo và mức độ sẵn sàng hội nhập của sinh viên khi ra trường.

"Thực tế cho thấy nhiều sinh viên có bằng cấp nhưng kỹ năng nghề còn hạn chế, khả năng thích ứng công nghệ thấp, giao tiếp trong môi trường đa văn hóa còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do chương trình đào tạo tại nhiều nơi còn nặng lý thuyết, thiếu trải nghiệm thực tiễn", TS. Thu Mai phân tích.

Từ thực tế đó, Trường Đại học Mở Hà Nội đã triển khai mô hình đào tạo đồng kiến tạo, trong đó doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chương trình giảng dạy, giảng viên được cập nhật yêu cầu nghề nghiệp từ thực tế doanh nghiệp, sinh viên được thực hành, thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành và điểm đến du lịch ngay từ năm thứ nhất.

Đây là mô hình đào tạo có tính đổi mới cao, phù hợp với yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn sử dụng lao động, hướng tới mục tiêu phát triển ngành du lịch Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.

Câu lạc bộ English for Tourism trong công tác đón đoàn Giao lưu sinh viên quốc tế giữa Khoa Du lịch học, Trường ĐHKHXH&NV với Trường Đại học Khoa học Quản lý (MSU, Malaysia).
Câu lạc bộ English for Tourism trong công tác đón đoàn Giao lưu sinh viên quốc tế giữa Khoa Du lịch học, Trường ĐHKHXH&NV với Trường Đại học Khoa học Quản lý (MSU, Malaysia).

Ngành Du lịch và Lữ hành giúp sinh viên làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp với các vị trí như điều hành tour, marketing, tổ chức sự kiện. Cơ hội mở rộng sang du lịch thông minh, phân tích dữ liệu, hoạch định chính sách, dự án quốc tế. Ngành Quản trị Khách sạn cho phép làm việc tại khách sạn, resort, chuỗi lưu trú quốc tế hoặc khởi nghiệp với homestay, du lịch cộng đồng.

Một thực tế cần được nhìn nhận nghiêm túc: Hà Nội là trung tâm du lịch lớn, nơi áp lực cạnh tranh khốc liệt không chỉ đến từ thị trường nội địa mà còn từ các tiêu chuẩn toàn cầu. Theo Sở Du lịch Hà Nội, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã đón khoảng 12,77 triệu lượt khách, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt hơn 3,16 triệu lượt, tăng mạnh 20,2% cho thấy vai trò ngày càng lớn của Hà Nội trong bản đồ du lịch khu vực.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 51,94 nghìn tỷ đồng, riêng doanh thu từ khách quốc tế đóng góp tới 10,54 nghìn tỷ, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây không chỉ là con số ấn tượng, mà còn là chỉ báo rõ ràng về sự sôi động và khắc nghiệt của thị trường này.

Hiện toàn Thành phố có tới 9.594 hướng dẫn viên, hơn 2.600 doanh nghiệp lữ hành, hàng trăm công ty vận chuyển du lịch. Cạnh tranh nghề nghiệp là điều không tránh khỏi.

Du lịch là lĩnh vực vận hành theo logic "thị trường trước – con người sau", đòi hỏi người làm nghề không chỉ có chuyên môn mà còn phải có sức bền tâm lý và năng lực ứng biến cao. Người học ngành này cần chuẩn bị sẵn tinh thần làm việc trong môi trường đa văn hóa, thường xuyên di chuyển, thích nghi linh hoạt, làm chủ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ, và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp xử lý tình huống, đàm phán, lắng nghe ở cấp độ chuyên nghiệp. Thời gian làm việc không cố định, kỳ vọng của khách hàng luôn cao, còn ranh giới giữa "trải nghiệm đáng nhớ" và "khủng hoảng truyền thông" đôi khi chỉ cách nhau một sai sót nhỏ.

Tuy nhiên, đây cũng là ngành có thu nhập cạnh tranh và khả năng tự tạo việc làm rất cao. Sinh viên có thể khởi nghiệp từ chính hành trang học được: mở homestay, phát triển sản phẩm du lịch số, điều hành tour, tổ chức sự kiện hoặc làm việc trong môi trường quốc tế với mức lương tốt và tiềm năng phát triển bền vững.

Trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong ba "trụ cột" then chốt. Và với các sĩ tử, chọn ngành Du lịch không đơn thuần là chọn một tấm vé vào đại học, mà là lựa chọn trở thành người đồng hành trong hành trình đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến Việt Nam.

thanglong.chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông mở lối cho người dân Bảo Yên thoát nghèo

Truyền thông mở lối cho người dân Bảo Yên thoát nghèo

Những năm qua, việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo thông qua thông tin đang trở thành một phần quan trọng giúp người dân trên địa bàn huyện Bảo Yên tiếp cận kiến thức hữu ích, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hơn 100 công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước hưởng ứng Tháng Công nhân

Hơn 100 công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước hưởng ứng Tháng Công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 (từ ngày 01 đến ngày 31/5), với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, đã có 101 công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng, đạt 106% kế hoạch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao.

Phát huy vai trò tổ chức công đoàn ở huyện Văn Bàn

Phát huy vai trò tổ chức công đoàn ở huyện Văn Bàn

Liên đoàn Lao động huyện Văn Bàn hiện quản lý 124 công đoàn cơ sở với tổng số 3.199 công nhân, viên chức, người lao động, trong đó có 1.865 nữ đoàn viên. Qua việc nắm thực tế, tổ chức đối thoại và kịp thời kiến nghị với cơ quan chức năng, tổ chức công đoàn đã thể hiện rõ vai trò là chỗ dựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Tính đến hết quý I năm nay, sản lượng khai thác của Phân xưởng hầm lò, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền đạt 60.000 tấn quặng, phấn đấu cả năm đạt 200.000 tấn quặng. Cùng với đảm bảo sản lượng theo kế hoạch, công tác đảm bảo an toàn lao động cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hướng dẫn cách tính các khoản trợ cấp được hưởng với công chức, viên chức nghỉ thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính các khoản trợ cấp được hưởng với công chức, viên chức nghỉ thôi việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1814 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 và Nghị định số 67/2025 của Chính phủ; trong đó Bộ nêu ví dụ cụ thể hướng dẫn về cách tính số tiền được hưởng với trường hợp nghỉ việc của công chức có hệ số lương 3,66 khi tinh gọn bộ máy.

fb yt zl tw