Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nà Hẩu: Bảo tồn thiên nhiên bằng giá trị văn hóa

Nà Hẩu: Bảo tồn thiên nhiên bằng giá trị văn hóa

Nà Hẩu không chỉ là điểm đến hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, đa dạng sinh học phong phú mà còn là minh chứng của việc bảo tồn thiên nhiên từ các giá trị văn hoá bản địa.

0:00 / 0:00
0:00

Nà Hẩu là vùng đất nằm trọn trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, nay thuộc xã Tân Hợp, tỉnh Lào Cai. Hằng năm, cứ vào cuối tháng Giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch, lễ hội cúng rừng Nà Hẩu của đồng bào dân tộc Mông nơi đây được tổ chức nhằm bảo vệ rừng, phát huy truyền thống lâu đời.

Cúng rừng - biểu tượng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Mông. Đây là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây.

na-hau-bao-ton-thien-nhien-bang-gia-tri-van-hoa3-9582.jpg

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích tự nhiên hơn 43.230 ha, trong đó có hơn 30.528 ha rừng. Nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn, người Mông ở vùng Nà Hẩu chủ yếu canh tác lúa nước và trồng ngô nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá, thì ở Nà Hẩu hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, tán rừng già vẫn tầng tầng, lớp lớp, ngút ngàn xanh.

Lễ hội cúng rừng Nà Hẩu mở đầu bằng phần rước lễ vật lên khu rừng cấm, cầu cho mưa thuận gió hòa, Nhân dân phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, không phá rừng, không khai thác rừng. Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn.

Thực hiện xong nghi lễ cúng tế Thần rừng, người dân các thôn, bản tập trung dưới khu rừng thiêng của thôn mình để cùng liên hoan. Cùng với phần lễ, người dân trên địa bàn xã Nà Hẩu và các xã lân cận đã hòa mình trong không khí vui tươi với các tiết mục văn nghệ và hoạt động thể thao mang đậm bản sắc dân tộc…

Sau lễ hội là tục cấm rừng trong 3 ngày. Theo đó, đồng bào Mông Nà Hẩu nghỉ kiêng ăn “Tết rừng” 3 ngày để tạ ơn thần rừng. Trong 3 ngày này, mọi người phải tuyệt đối thực hiện các điều kiêng kỵ đã được quy định như không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng…

na-hau-bao-ton-thien-nhien-bang-gia-tri-van-hoa2-4969.jpg

Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Tết rừng gắn với quy định bảo vệ rừng, trở thành ngày hội văn hóa cộng đồng độc đáo của người dân nơi đây từ nhiều năm nay. Nhờ có phong tục cúng rừng, người dân luôn có ý thức bảo vệ rừng. Nhiều năm qua, rừng Nà Hẩu được bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, vận chuyển gỗ trái phép. Những mái nhà nằm dưới tán rừng già chính là hình ảnh đẹp về sự thân thiện với môi trường ở xã Nà Hẩu.

Những năm gần đây, “Tết rừng” còn được xem như cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng với sự tham gia của các chủ hộ trong thôn, cán bộ xã và cán bộ kiểm lâm. Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm; tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn, bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được bàn bạc công khai trong 3 ngày “Tết rừng”.

Anh Giàng A Quang, thành viên tích cực của Ban quản lý cộng đồng bảo vệ rừng thôn Trung Tâm, chia sẻ: Từ khi có nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, người dân Nà Hẩu đã dần thay đổi thói quen sinh hoạt. Họ không chặt cây rừng để làm nhà mà thay thế sử dụng vật liệu khác. Tuần tra bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên, giúp phát hiện kịp thời hành vi xâm hại rừng.

Để bảo tồn thiên nhiên bền vững, chính quyền địa phương đã định hướng sinh kế mới cho người dân. Bà con được khuyến khích di chuyển sống tập trung, tham gia phát triển kinh tế, trồng các loại cây như mận, cam, quýt; xây dựng các mô hình nuôi gà đen, cá tầm, ốc rạn… Đến nay, đã có hơn chục hộ bắt đầu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, đón tiếp các đoàn khách đến tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, trải nghiệm văn hóa bản địa.

na-hau-bao-ton-thien-nhien-bang-gia-tri-van-hoa4.jpg

Nà Hẩu không chỉ là điểm đến hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, đa dạng sinh học phong phú mà còn là minh chứng của việc bảo tồn thiên nhiên từ các giá trị văn hoá bản địa. Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Nà Hẩu là tài sản quý giá của cộng đồng, là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên. Người Mông ở Nà Hẩu quyết tâm bảo vệ và gìn giữ tài nguyên quý cho các thế hệ mai sau.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

fb yt zl tw