Nhân kỷ niệm 30-4 - Ngày thống nhất đất nước, GS Trần Chung Ngọc đã công bố một bài viết trên sachhiem.net trình bày suy nghĩ của ông về cuộc chiến kết thúc cách đây 38 năm, về một số người còn chưa chấp nhận thất bại, về sự đồng tâm của dân tộc trong sự nghiệp mới của đất nước... Báo Nhân Dân xin trích đăng một phần của bài viết để bạn đọc hiểu rõ hơn về suy nghĩ của những người con nước Việt, dù ở xa, vẫn hướng về Tổ quốc.
"...Sau khi Mỹ tháo chạy và miền nam sụp đổ, nước nhà thống nhất, nam bắc đã thành một khối, không còn sự phân biệt như trong thời chiến, thì tính cách tạm thời do Mỹ dựng lên đã không còn. Ðây là một sự kiện lịch sử bất khả phủ bác, có chấp nhận hay không thì cũng không thể thay đổi được gì. Nên biết, Hiệp định Geneva cũng như Thỏa hiệp Paris đều coi toàn thể nước Việt Nam là một, không làm gì có nước Nam Việt Nam, hay nước Việt Nam cộng hòa. Câu đầu tiên trong Thỏa hiệp Paris là "Ðiều 1. Mỹ và mọi nước khác tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận bởi Hiệp định Geneva 1954 về Việt Nam. Hiệp định Geneva không hề chia cắt đất nước làm hai miền riêng biệt bắc và nam. Vĩ tuyến 17 chỉ là một phân định tạm thời để hai bên, Pháp và Việt Minh, rút quân và người dân được tự do chọn lựa nơi mình muốn sinh sống, chờ ngày Tổng tuyển cử vào năm 1956 để thống nhất đất nước bằng giải pháp chính trị. Trong bản Tuyên ngôn đơn phương của Mỹ về Hội nghị Genève, Mỹ không bao giờ nói đến nam hay bắc mà chỉ nói đến một nước Việt Nam . Vậy thì từ đâu mà đẻ ra cái gọi là nước nam Việt Nam riêng biệt. Ðó chỉ là đứa con đẻ của Mỹ, và tàn dư của đứa con đẻ này chỉ là những nhóm người muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống cộng ở hải ngoại... Do đó những người thốt ra những từ như "quốc hận" hay "mất nước" là những người không ý thức được thế nào là "quốc", là "nước", "quốc" của họ chỉ có trong những cái đầu với sự hiểu biết rất hạn hẹp về hai cuộc chiến ở Việt Nam. Họ không đủ lý trí để nhận ra là mình đã dùng những cụm từ vô nghĩa, tệ hơn nữa họ còn muốn lấy cái hận, cái mất của một thiểu số để mà áp đặt lên cộng đồng những người Việt mà họ cho rằng tất cả đều phải là tị nạn cộng sản, hay cho cả nước và hy vọng mọi người phải đồng ý với mọi điều họ đưa ra, bất kể những điều đó ngu xuẩn như thế nào. Họ muốn giữ chặt mối hận của họ trong đầu và hung hăng chống đối bất cứ ai mà họ hoang tưởng cho là có mưu đồ xóa bỏ cái hận của họ, trong khi chẳng có ai quan tâm đến và phải mất công để mà xóa bỏ những cụm từ mà tự thân chúng đã vô nghĩa...
Muốn hiểu tại sao miền nam lại có một kết cục như vậy, chúng ta cần nhắc lại vài nét về các chế độ ở miền nam. Ai cũng biết là chế độ Ngô Ðình Diệm cũng như miền nam là do Mỹ dựng lên, không phải là do người dân miền nam bầu chọn hay muốn như vậy... Còn về những chế độ quân phiệt của Ðệ nhị Việt Nam Cộng hòa thì chúng ta hãy đọc vài lời thú nhận của các vị lãnh đạo cao cấp nhất ở miền nam, như Nguyễn Văn Thiệu: Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng. Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Ðộc Lập; Nguyễn Văn Ngân: Miền nam Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản hoàn toàn bị phụ thuộc Hoa Kỳ, chúng ta không ở vào vị thế có thể đặt điều kiện với họ. Quân đội Mỹ muốn đến là đến, muốn đi là đi; Nguyễn Cao Kỳ: "Ông Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê; Cao Văn Viên: Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh (!), trách nhiệm chiến đấu là của người Mỹ. Chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi. Với những lời thú nhận như trên, có thể coi miền nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, theo đúng nghĩa của một quốc gia được không?...
Có đi du lịch nhiều nơi trên thế giới mới thấy chiến thắng của Việt Nam đã được ngưỡng mộ như thế nào. David G.Marr, Giáo sư nghiên cứu về Thái Bình Dương ở Ðại học Quốc gia Úc, viết trong Phần dẫn nhập cuốn Vietnamese Tradition On Trial 1920-1945, trang 1: Năm 1938: Ít nhất là 18 triệu người Việt nằm trong vòng kiềm tỏa của chỉ có 27.000 binh lính thuộc địa. Tuy vậy mà chỉ 16 năm sau, lực lượng thuộc địa tới 450.000 quân mà không thể tránh khỏi cuộc thảm bại về chiến thuật ở Ðiện Biên Phủ và bắt buộc phải di tản chiến lược xuống miền nam vĩ tuyến 17. Sau cùng, trong những năm 1965 - 1975, nhiều tổ hợp của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, Nam Hàn, và các lực lượng quân sự đồng minh khác, tổng số lên tới 1,2 triệu người cũng bị thảm bại, cuối cùng cũng bị đánh bại bởi Mặt trận giải phóng miền nam và Quân đội nhân dân Việt Nam...
Ngày 30-4-1975 cũng là ngày hòa bình đã đến đất nước Việt Nam , không còn chiến tranh bom đạn chết chóc phi lý và một thế hệ mới đã có thể bắt tay vào việc xây dựng đất nước. Bất kể những hô hào chống đối của một thế lực đã nổi tiếng là phi dân tộc cũng như của một số người đã sống với những "ảo tưởng" về quá khứ ở miền nam, tình người Việt Nam đã tỏ rõ trong sự kiện hàng năm có nhiều trăm ngàn người Việt về thăm quê hương... Riêng với cá nhân tôi, trước ngày 30-4-1975 mấy ngày là ngày tôi quyết định ly hương. Không được sống trên quê hương đất Tổ, nhưng ngày nay, tôi muốn về thăm quê hương khi nào cũng được. Và tôi đã thực hiện bốn chuyến về thăm quê hương trong các năm 1996, 1998, 2007 và 2010, đi từ bắc vào nam, từ nam ra bắc, và thấy Nước vẫn còn đó, Sài Gòn vẫn còn đó, chẳng có "mất" đi đâu cả... Về chiến tranh Việt Nam, chúng ta đã thua, hay là không thắng theo quan niệm của Mỹ (Mỹ quan niệm không thắng là thua), và một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống cộng ở hải ngoại, chống cộng vì những mất mát cá nhân về quyền thế, về tôn giáo, hay tài sản, hay người thân, v.v..., nói chung, với lý do chúng ta là "nạn nhân của cộng sản. Nhưng trong chúng ta, có ai đặt câu hỏi: "Thế nạn nhân của Mỹ và của phía quốc gia thì sao?". Ai có can đảm trả lời trung thực câu hỏi này. Nên nhớ, chính quyền Ngô Ðình Diệm đã giết khoảng 300.000 người vô tội trong chính sách "tố cộng", cộng với những thảm bom trải từ B52, vùng oanh kích tự do, Bến Tre, chiến dịch Phụng Hoàng, Agent Orange, Mỹ Lai, v.v... của Mỹ đến Việt Nam với danh nghĩa bảo vệ dân chủ, tự do, nhân quyền cho người Việt. Và sự thật là, trong cuộc chiến, số người chết, bị thương của miền bắc gấp mấy lần của miền nam. Khoan nói đến những sự tàn khốc của chiến tranh, những người chết và thân nhân gia đình họ ở phía bên kia có phải là người không, những người còn sống có đau khổ trước những sự mất mát to lớn đã đến với họ không? Hơn nữa những nạn nhân của chiến tranh do ảnh hưởng của chất độc da cam còn kéo dài cho tới ngày nay, vậy họ có quyền thù hận chúng ta không?
Vậy nếu họ cũng kéo dài thù hận như chúng ta, thì sự thù hận này bao giờ mới chấm dứt, oan oan tương báo. Nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ thấy những thái độ thù hận một chiều, đúng ra là ngược chiều, từ phía những người quốc gia vô trí ở hải ngoại. Có vẻ như những người đi buôn thù hận này nghĩ rằng, những người bên phía cộng sản không phải là người, không có cha mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè thân thuộc, v.v... nên những mất mát tổn thất của họ không đáng kể, chỉ có những tổn thất của phía chúng ta mới đáng để thù hận. Những người chống cộng chỉ đưa ra những luận điệu một chiều để chứng minh chỉ có cộng sản là ác, còn "quốc gia" hay Mỹ thì không. Họ cố tình lờ đi, không bao giờ nhắc đến những hành động đối với dân, với kẻ thù, của người lính quốc gia cũng như của người lính Mỹ mà ngày nay chúng ta không thiếu tài liệu, những tài liệu nghiên cứu của chính người Mỹ và của các bậc khoa bảng. Nhưng cũng may là sự thù hận này phần lớn chỉ có một chiều, tập trung trong một thiểu số ở hải ngoại mà đa số trong đó thuộc thế lực đen, một thế lực đã nổi tiếng trong dân gian, mà lịch sử đã ghi rõ, là "mất gốc" và "hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc", đang nắm những phương tiện truyền thông ở hải ngoại... Quá khứ đã qua lâu rồi, những hiểu biết một chiều của chúng ta về cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam đã tạo nên lòng thù hận kéo dài một cách phi lý, cần phải xóa bỏ trước những sự thật lịch sử. Việt Nam đang nhìn về và tiến tới tương lai. Tương lai quốc gia ra sao, theo thể chế nào, là do người trong nước quyết định, làm lịch sử cho đất nước của họ. Người ở ngoài nước, nếu có lòng với quốc gia, chỉ có thể góp ý xây dựng một cách chân thành, bất vụ lợi, với mục đích mong cho quốc gia tiến bộ về mọi mặt, song song với thế giới. Chúng ta chắc hẳn ai cũng muốn cho nước nhà phát triển, tiến bộ và tự do dân chủ như những nước tân tiến. Nhưng có mấy ai thực sự hiểu thế nào là dân chủ, là tự do, là nhân quyền. Những quyền này không thể tách rời khỏi trách nhiệm xã hội của người dân. Người dân phải được giáo dục kỹ về trách nhiệm xã hội trong những vấn đề như tự do, dân chủ, nhân quyền, trước khi họ có thể sử dụng những quyền này. Chưa ý thức được thế nào là trách nhiệm xã hội, thì sử dụng các quyền trên một cách vô trách nhiệm chỉ làm loạn xã hội...".
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21/11, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo.
Sáng 21/11, đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND thành phố Lào Cai đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23/11.
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, WHO.
Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.
Sáng 20/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc đầu tiên của đợt 2 với phiên thảo luận tại hội trường. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai phát biểu góp ý đối với Dự án Luật Nhà giáo.
Đây là lần đầu tiên một Lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam tới thăm CH Dominica; thể hiện sự coi trọng và mong muốn của Việt Nam trong tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Tại cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai nhận thức chung cấp cao và các tuyên bố chung, văn kiện đã ký kết trong các chuyến thăm cấp cao hai nước thời gian qua.
Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.
Chiều 19/11, Đoàn công tác Báo Nhân Dân do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân làm Trưởng đoàn đã tới trao tặng và trồng cây tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học ở Bảo Thắng là đảng viên hiện chiếm 74,59%, trong đó nhiều trường có tỷ lệ đảng viên/tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt rất cao.
Sáng 19/11, trong khuôn khổ Đại hội các thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Lễ trao giải Đối tác xuất sắc dành cho thành phố hữu nghị với Trung Quốc năm 2024.
Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.
Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sáng 19/11, Đoàn công tác Báo Nhân Dân do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân làm Trưởng đoàn đã tới trao hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cho tỉnh Lào Cai.