Uống rượu ở chợ phiên

LCĐT - “Gặp người là gặp bạn/Gặp bạn là say sưa/Cái cảm nhận được cho/Bồng bềnh trong sương tím…”. Những câu thơ ngân nga trong tôi khi ngồi uống rượu với ba người bạn ở chợ phiên Bắc Hà. Uống theo kiểu “mỗi một bước là cộng thêm dài rộng”, có nghĩa bát rượu đầu tiên bên chảo thắng cố, chỉ có một người, một chai rượu, một bát thắng cố bốc hơi. Sau đó, sự đồng cảm níu kéo thành hai, thành ba, thành bốn, thành thế giới riêng. Chúng tôi bốn người từ ở ba con đường, ba dãy núi đến chợ, khác nhau ở gia cảnh, chung nhau chuyện đến chợ chỉ chăm chắm vào việc giãi bày, tâm sự, chăm chắm mở lòng mình góp vui, buồn cùng bạn.

Uống rượu ở chợ phiên ảnh 1
Uống rượu ở chợ phiên Bắc Hà.

Tôi - người đất Hà Nam - lang thang tìm bạn, tìm cảm xúc mới lạ.

Sùng Seo Thống, Giàng Seo Phù người Mông Hoàng Thu Phố mang tâm trạng của kẻ vừa thoát ra khỏi vòng vây núi non ngập ngừng chạm vào ồn ào chợ phố.

Nông Văn Bảo -  người Tày Bảo Yên, thông thạo đông tây kim cổ.

Chợ mỗi lúc mỗi đông.

Chợ Bắc Hà, trừ người kinh doanh mê mải chuyện bán mua, còn phần nhiều đi chợ để gặp gỡ người thân, bạn bè, thổ lộ tình cảm trai gái, bộc lộ tài năng, như múa khèn, múa xinh tiền, múa gậy… và uống rượu, ăn thắng cố.

Trời đất đỏng đảnh, mặt trời vừa mới hí hửng sấy khô mặt đất, bỗng mây mù ùa tới. Rồi những cơn gió ào tới thổi bay đám mây mù ngược phía Lùng Phình để lại bầu trời trong veo. Những vệt mây mảnh mai như những tấm khăn voan dùng dằng đi ở. Những giọt nắng bâng khuâng, hẫng hụt rơi xuống vách núi chênh vênh.

Thắng cố bốc khói, thơm điếc mũi. Rượu ngô tăm bò, rượu trong can là nước, nhưng vào cuống họng là lửa.

Cả bốn chui vào cuộc chơi. 1 bát, 2 bát, 3 bát, rồi 4 bát… Người Mông nói “Uống rượu: Một bát là người, hai bát là ngựa, ba bát là lợn”, đằng này càng uống càng người, càng thích được khoe khoang hiểu biết.

Chuyện trên trời dưới bể chán, cả bốn quay về chuyện chợ.

Nông Văn Bảo khoát tay một vòng, cái chợ đầu mối thu hút sản vật của một vùng rộng lớn hiện lên. Ngày xưa huyện Bắc Hà có ba cái chợ là Bảo Nhai, Bắc Hà, Lùng Phình thì chợ Bắc Hà là lớn nhất. Chợ họp vào chủ nhật, cứ đến phiên chợ là người, ngựa khắp nơi ùn ùn đổ về. Phía Nam có Nậm Mòn, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Bản Cái; phía Tây có Cốc Ly, Hoàng Thu Phố, Bản Phố; phía Đông có Thải Giàng Phố, Bản Liền, Nậm Đét, Nậm Khánh; phía Bắc có Lùng Phình, Bản Già, Tả Van Chư… cùng các xã hạ huyện của Si Ma Cai, các xã giáp ranh thuộc huyện Xín Mần - Hà Giang.

Người Bắc Hà khẳng khái, phóng khoáng làm ra làm, chơi ra chơi, dù mùa vụ bận rộn hay ngày đông tháng giá đói dài nhưng cứ đến phiên chợ là xuống núi. Đi cả nhà. Trên tay người vợ hoặc chồng thế nào cũng có con gà hoặc con ngan, mã làn trên lưng ngựa thế nào cũng có cái gì bán được. Xuống chợ bán các thứ xong là cả nhà sà vào hàng tháng cố xì xụp, ngất ngây. Chiều về chồng chuệnh choạng ba bước tiến hai bước lùi hoặc nằm vắt trên lưng ngựa, con dắt ngựa, mẹ nắm đuôi ngựa ngược núi.

Nối tiếp lời Bảo, Sùng Seo Thống, Giàng Seo Phù chậm rãi kể chuyện chợ xưa, ngày chợ còn nằm dọc con đường trên Phố Cũ. Ngày ấy chợ tuy bé, lại giữa thời bao cấp khó khăn nhưng chợ đã đủ các khu, như khu bán lương thực, thực phẩm, khu bán rượu, khu bán ngựa, khu vui chơi, khu ăn uống, khu bán lợn gà, vịt, chim, thú rừng, khu rèn, đúc. Ngày ấy ngựa là phương tiện chính nên nhà nào đi chợ cũng mang ngựa. Trên đường ngựa rầm rập như trong cuộc đua. Trong chợ ngựa buộc kín đặc bãi. Chiều về ngựa chồn chân thi nhau hí rộn rã. Ngày ấy đói kém nhưng ít bon chen, ít so đo tính toán, gặp nhau là hồ hởi, là mời nhau vào thắng cố, chẳng thế mà cái chợ đuổi theo một rẻo đất hẹp mà có tới ngót trăm quán thắng cố, quán phở. Ngày ấy, giữa thời ngăn sông cấm chợ nhưng với miền núi có phần nới lỏng, các sản vật lấy từ rừng, từ trồng như măng, mộc nhĩ, nấm hương, quế, mật ong bày la liệt. Những bộ váy áo sắc sỡ, đặc trưng trang phục của từng dân tộc được bày bán thoải mái. Những cái bễ lò rèn phì phò thổi lửa cùng tiếng đập búa trên đe rèn dao, rèn cuốc, lưỡi cày của người Mông Bản Phố làm chợ phiên ấm áp, tấp nập…

Còn chợ Bắc Hà bây giờ mở mang gấp mười lần chợ cũ. Các khu mua bán vẫn được định hình như chợ cũ, song hàng hóa phong phú mẫu mã, nhiều hơn, ngoài người dân bản xứ đến mua bán, chơi chợ còn đón nườm nượp khách du lịch trong nước, ngoài nước đến thưởng ngoạn. Người đi chợ ngày xưa chủ yếu là ngựa thì nay chủ yếu là xe máy, ô tô… Kinh tế thị trường cùng thành quả của công cuộc đổi mới đã lan tỏa, hiệu quả tới tận thâm sơn cùng cốc và hiển nhiên hiển thị ở trung tâm đầu mối của một vùng như phố huyện, chợ huyện. Tất nhiên, ngày nay chợ không còn giữ được không khí của chợ xưa, tình người cũng loãng đi, đó là điều khó cưỡng, song sống chung với mặt trái mặt phải của kinh tế thị trường thì buộc phải chấp nhận, như người ta sống chung với lũ vậy.

Rồi chiều cũng về. Chợ dần tan, những người đàn ông Mông khật khưỡng ra bãi ngựa, chúng tôi khật khưỡng ra xe, dẫu trong lòng còn lưu luyến với cái chợ sầm uất bậc nhất tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

fb yt zl tw