Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Ngày 2/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, cơ quan này đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Biên phòng tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển trong thực hiện thủ tục biên phòng điện tử và thực hiện tốt các quy định có liên quan trong kiểm soát xuất, nhập cảnh.

Theo Đại tá Đỗ Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Cửa khẩu Bộ đội Biên phòng, thực hiện thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cấp, kiểm soát các loại giấy phép tại cửa khẩu cảng trên Cổng thông tin biên phòng điện tử, hiện nay Bộ đội Biên phòng đang tiến hành bổ sung các tiện ích, hoàn thiện phần mềm để triển khai cấp các loại giấy phép tại các đơn vị biên phòng cửa khẩu cảng trực tuyến và xác nhận bằng chữ ký số.

Dự kiến, năm 2024 sẽ triển khai tại 7 cửa khẩu cảng có lưu lượng lớn. Năm 2025, triển khai tại tất cả các cửa khẩu cảng. Việc kiểm soát các loại giấy phép được thực hiện bằng công nghệ mã vạch 2D đã giảm thời gian kiểm soát đối với thuyền viên, hành khách đi bờ, người xuống tàu làm việc từ khoảng 3 phút/người xuống còn khoảng 30 giây/người.

Thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành triển khai Đề án 06 của Chính phủ theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng “Kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý xuất nhập cảnh”; Dự án Thành phần số 4 thuộc Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam”; triển khai thí điểm thực tế tại một số cửa khẩu quốc tế “Đề tài khoa học Ứng dụng công nghệ nhận diện hình ảnh phục vụ quản lý mẫu hộ chiếu, giấy tờ xuất nhập cảnh và hỗ trợ phát hiện hộ chiếu, giấy tờ giả”.

Cũng theo Đại tá Đỗ Ngọc Toàn, những biện pháp cải cách thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng đã tạo thuận lợi, thông thoáng, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động lưu thông xuất, nhập cảnh, xuất, nhập khẩu. Đặc biệt, góp phần quan trọng trong quản lý cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển do Bộ Quốc phòng quản lý; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Hiện nay, Bộ đội Biên phòng đang thực hiện 21 thủ tục Biên phòng điện tử, gồm 18 thủ tục kết nối với Cổng Thông tin một cửa quốc gia, 3 thủ tục triển khai trên Cổng thông tin biên phòng điện tử, tại 89 cửa khẩu cảng, cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính tuyến biên giới đất liền. Đồng bộ kết quả giải quyết thủ tục hành chính của 19 thủ tục Biên phòng điện tử tại 89 cửa khẩu lên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng. Đến ngày 31/12/2023, đã đồng bộ 31.101 bộ hồ sơ thủ tục lên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng, 100% hồ sơ giải quyết đúng thời hạn.

Bộ đội Biên phòng đã triển khai phần mềm Quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh theo mô hình dữ liệu tập trung kết nối với 109 cửa khẩu về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và đồng bộ với dữ liệu của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) qua đường truyền kết nối trực tiếp. Tham mưu cho Bộ Quốc phòng công bố 35 thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý biên giới liên quan đến hoạt động hỗ trợ kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý; hoàn thành cập nhật, tính chi phí tuân thủ đối với 35 thủ tục hành chính và đưa lên Cổng tham vấn quy định kinh doanh theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Đồng thời, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng triển khai 6 thủ tục Biên phòng điện tử tại 51 cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên tuyến biên giới đất liền, góp phần cải cách thủ tục hành hành chính công tác quản lý và kiểm soát xuất nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử; điện tử hóa trong khai báo, xác nhận hoàn thành thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục biên phòng tại cửa khẩu biên giới đất liền, nhất là thủ tục đối với đoàn khách du lịch, lữ hành..., tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia xuất nhập cảnh.

Đặc biệt, tại các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu trọng điểm, Bộ đội Biên phòng đã triển khai 19 hệ thống cổng kiểm soát tự động, cửa khẩu chính tại 9 tỉnh tuyến biên giới đất liền; rút ngắn thời gian kiểm soát xuất nhập cảnh từ 40 giây xuống còn từ 13 đến 15 giây/lượt người; kiểm soát được Hộ chiếu và giấy thông hành, có tính năng nhận diện sinh trắc học. Tại 36 cửa khẩu, cảng biển và cửa khẩu cảng thủy nội địa, đã triển khai và chỉ đạo các đơn vị thực hiện thủ tục Biên phòng điện tử theo Cơ chế một cửa quốc gia, đã đem lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw